Giá / Tin thủy sản

Thuận lợi khi xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc

Thuận lợi khi xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc
Tác giả: Nguyễn Hà
Ngày đăng: 24/08/2017

Với mức thuế XK sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759), Việt Nam có thể đẩy mạnh XK 2 sản phẩm này sang Hàn Quốc. Sáu tháng đầu năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây đạt gần 95 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường XK số 1 của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị XK dòng sản phẩm này của Việt Nam.

Người Hàn Quốc có nhu cầu tiêu thụ nhuyễn thể chân đầu ở mức cao, đặc biệt là sản phẩm khô. NK mực, bạch tuộc của Hàn Quốc những năm gần đây có xu hướng tăng do nhu cầu đối với nguồn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe tăng.

Theo số liệu của ITC, 6 tháng đầu năm nay, NK mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc có xu hướng giảm 48% đạt 149,8 triệu USD. Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Hàn Quốc; tiếp đó Peru và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3.

Nửa đầu năm nay, trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc chính NK vào Hàn Quốc; NK mực chế biến (HS 160554), bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh (HS 030751), bạch tuộc chế biến (HS 160555) tăng lần lượt 40,6%; 30,7% và 33,75 trong khi NK mực (HS 030749) và bạch tuộc đông lạnh/khô/muối hoặc ngâm muối (HS 030759) giảm mạnh, lần lượt 65,9% và 98,5%.

Hàn Quốc tiêu thụ nhiều bạch tuộc hơn mực, trong đó sản phẩm bạch tuộc đông lạnh/khô/muối chiếm trung bình 49 – 61% tổng giá trị NK, bạch tuộc tươi/sống/ướp lạnh chiếm gần 11-20%, trong khi mực đông lạnh chiếm 16-30%.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được XK nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam XK sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực khô, sản phẩm thứ 3 được XK nhiều sang Hàn Quốc là mực tươi/đông lạnh.

Hiện nay Việt Nam đang giữ thị phần khiêm tốn trên thị trường Hàn Quốc đối với sản phẩm bạch tuộc tươi/sống (chưa đến 1%), trong khi Trung Quốc đang chi phối ở mức 91% và Thái Lan trên 8%, tuy nhiên Trung Quốc đang chịu mức thuế NK 20%, vì vậy nếu có nguồn cung tốt, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.

Đối với sản phẩm bạch tuộc đông lạnh, thị phần xét về giá trị, Việt Nam chiếm 35%, trong khi Trung Quốc chiếm 45%. Tại phân khúc này, Việt Nam cũng có cơ hội tốt gia tăng XK thị phần, khi Trung Quốc bị áp thuế 20%, trong khi Việt Nam được hưởng 0%.

Nhu cầu NK mực đông lạnh của Hàn Quốc năm 2016 đã phục hồi, tăng 8% sau khi giảm 16% năm 2015. Năm 2017 dự kiến NK sản phẩm mực của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng vì sản lượng khai thác mực ống của nước này giảm mạnh từ 186 nghìn tấn năm 2015 xuống còn 141 nghìn tấn năm 2016. Việt Nam đang có thị phần cao nhất tại Hàn Quốc với 31,5% năm 2016. Về thuế XK, Việt Nam có mức thấp hơn so với Trung Quốc nhưng bị cạnh tranh với Chile vì nước này được hưởng 0%, trong khi Việt Nam là 6,67% và Trung Quốc bị áp 13,33%. 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước Nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước

Nuôi tôm quảng canh cải tiến ít thay nước được đánh giá là mô hình bền vững, phù hợp với điều kiện phát triển của đa số dân địa phương.

24/08/2017
Liên kết theo mô hình HTX nuôi cá VietGAP, doanh thu 11 tỷ đồng/năm Liên kết theo mô hình HTX nuôi cá VietGAP, doanh thu 11 tỷ đồng/năm

Chỉ sau 1 năm sau thành lập, thu nhập từ nuôi cá của các hộ thành viên trong HTX đã tăng nên đáng kể. Sản lượng cá thu hoạch đạt 240 tấn. Doanh thu 11 tỷ

24/08/2017
Trung Quốc: Giá tôm ổn định ở các vùng sản xuất chính Trung Quốc: Giá tôm ổn định ở các vùng sản xuất chính

Do đang vào vụ khai thác tôm ở Trung Quốc nên giá tại đầm tôm chân trắng ở 3 vùng sản xuất chính ổn định và cao hơn so với năm ngoái.

24/08/2017