Thu Tiền Tỷ Nhờ Kiên Trì Trồng Chanh
Gắn bó với cây chanh không hạt từ nhiều năm nên ông Vũ Ngọc Báo (ấp 6, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) được xem là người có nhiều kinh nghiệm và thành công đối với cây trồng này.
Ông cho biết, từ năm 2002, tại khu vực đã có người trồng chanh, nhưng khi ấy ở đây chỉ trồng chanh gai. Đến năm 2005, được sự giới thiệu, hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông huyện, gia đình ông mới mạnh dạn trồng 400 gốc chanh không hạt trên diện tích 1ha. Thời gian đầu cây bị chết, héo lá đến 60% diện tích.
Bên cạnh đó do trồng xen canh với dứa nên kết quả thu được không cao. “Trồng chanh khi ấy chưa có kinh nghiệm, việc chăm sóc đã khó, mà đầu ra thì chưa biết như thế nào nên nhiều lần nhà đã có ý định chặt bỏ đi” - ông Báo nói.
Để phát triển cây chanh, ông lại phải lặn lội đi khắp nơi từ Bình Dương, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang… tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng chanh. Sau đó ông mang những kiến thức đó áp dụng cho vườn của mình và dần dần các vườn chanh nhà ông phát triển tốt, tỷ lệ đậu trái cao...
May mắn chỉ mỉm cười với gia đình ông khi vào năm 2007, có người từ TP.HCM về thu gom chanh. Có kinh nghiệm trồng chanh và tìm được thị trường, ông đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng lên 4ha.
Nhận thấy tiềm năng từ chanh không hạt, ông Báo toàn tâm toàn sức mày mò nghiên cứu các quy trình kỹ thuật trồng nên vườn chanh nhà ông cho năng suất cao. Trong năm 2012, vườn chanh 4ha đã cho thu hoạch 80 tấn với tổng thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng.
Riêng từ đầu năm 2013 đến nay, gia đình ông Báo đã thu về gần 800 triệu đồng từ tiền bán chanh không hạt. Hiện nay gia đình ông ký hợp đồng trực tiếp với các công ty để làm hàng xuất khẩu. Ông Báo cho rằng, cây chanh hợp với thổ nhưỡng nơi đây, nhưng phải luôn kiên trì với loại cây này nếu muốn thành công.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.
Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.
Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.