Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai
Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp, nông dân ở xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre) đã từng bước chuyển đổi, thay thế dần giống bò địa phương sang hướng nuôi bò lai, có giá trị kinh tế cao.
Điển hình trong việc tìm giống bò mới, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có anh Nguyễn Tấn Kim Khánh, ở ấp Hưng Nhơn. Vào năm 2003, trong khi phần lớn nông dân của xã tập trung chuyển đổi các diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chuyên canh, luân canh rau màu, cây ăn trái, thì gia đình anh Khánh đã chọn mô hình chăn nuôi bò làm nguồn thu nhập chính. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, nên anh Khánh đã đầu tư vốn mua 6 con bò giống địa phương về nuôi, lợi nhuận không cao.
Năm 2004, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và nghe thông tin từ báo, đài về các giống bò lai, anh Khánh bắt đầu chuyển đổi dần những con bò địa phương sang những con bò đã được lai với các giống ngoại có trọng lượng từ 600 đến trên 1.000 kg/con như: lai-sind, Red-Angus, bò cọp. Vừa qua, gia đình anh bán ra được 2 con bò đực, thu về trên 95 triệu đồng, sau khi khấu hao chi phí, anh còn lãi hơn 45 triệu đồng. Hiện trong chuồng bò của gia đình đang có 4 con bò đực lai và 2 con nái.
Anh Khánh cho biết: Nuôi bò không mất nhiều thời gian, công chăm sóc và chi phí thức ăn, bởi tận dụng được nguồn cỏ trồng xen trong vườn nhãn và nước hèm kháp rượu của gia đình. Nuôi bò lai cần quan tâm đến khâu vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các dịch bệnh thường xuất hiện như: bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng…
Có thể bạn quan tâm
Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.
Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...
Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.