Giá / Mô hình kinh tế

Thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng cây ăn quả trên đất dốc

Thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng cây ăn quả trên đất dốc
Tác giả: Đắc Thanh/VOV-Tây Bắc
Ngày đăng: 03/12/2019

Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở Bản Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Ông Nguyễn Duy Khanh cùng thành viên hợp tác xã kiểm tra và chăm sóc vườn cây.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc của tỉnh, huyện Phù Yên xác định cây ăn quả có múi sẽ là cây trồng chủ lực, trong đó tập trung phát triển cây cam. Bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi là nơi có diện tích trồng cam lớn của huyện.

Ông Nguyễn Duy Khanh, ở bản Nghĩa Hưng, là giám đốc hợp tác xã Nghĩa Hưng, cũng là một trong những người tiên phong trong việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả cho biết, trước đây, gia đình ông cũng chỉ làm nương rẫy, rất khó khăn vất vả thu nhập chẳng đáng là bao. Đến năm 2012, được xã, huyện vận động chuyển sang trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cam, gia đình mới bắt đầu chuyển đổi.

Sau một thời gian cố gắng và phát triển, cây cam đã đem lại thu nhập cao, cuộc sống gia đình ổn định và khấm khá hơn, trừ các khoản chi phí, gia đình đã thu được hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

“Tuyên truyền anh em là thực hiện tốt các chủ trương hoặc nghị quyết của hợp tác xã đề ra như thực hiện làm cam an toàn. Có hướng vận động anh em lân cận sát nhập thêm, mở rộng thêm số hộ gia đình vào hợp tác xã,  phát triển thêm diện tích”, ông Nguyễn Duy Khanh nói.

Đến năm 2018, bà con nơi đây cùng nhau thành lập hợp tác xã trồng cây ăn quả Nghĩa Hưng. Hiện nay, hợp tác xã có 11 thành viên, với gần 30ha cây ăn quả như: cam đường canh, quýt ngọt, bưởi và nhiều nhất là cam Vinh chiếm khoảng 15ha. Mỗi năm hợp tác xã thu được gần 200 tấn quả. Từ khi thành lập hợp tác xã, bà con được hỗ trợ rất nhiều, được cấp tem, nhãn mác, 100% các thành viên trong hợp tác xã được chứng nhận VietGab và được đi tham quan các mô hình điển hình ở nhiều nơi có thâm niên về cây ăn quả.

Ông Nguyễn Duy Khanh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với thành viên hợp tác xã.

 Gia đình anh Trần Thanh Bình cùng bản với ông Khanh, cũng là một thành viên trong hợp tác xã cho biết, ban đầu khi chuyển sang trồng cây ăn quả, gia đình cũng gặp nhiều khó khăn vất vả như kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, chưa quen với điều kiện thời tiết… Nhưng sau khi được huyện, xã hỗ trợ và tạo điều kiện, vườn cây nhà anh ngày càng phát triển và cho thu nhập cao, mỗi năm gia đình thu được khoảng hơn 20 tấn quả và cho thu nhập gần 500 triệu đồng.

“Là thành viên của hợp tác xã nên được ở lãnh đạo địa phương quan tâm rất nhiều, từ khâu tìm đầu ra cho bà con, chúng tôi cũng được các tỉnh khác biết đến như Yên Bái, Phú Thọ, Hưng Yên hoặc thành phố lớn như Hà Nội, nhiều người biết đến thương hiệu của sản phẩm, họ chủ động liên hệ để đặt sản phẩm tiêu thụ cho bà con”, anh Trần Thanh Bình chia sẻ.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nỗ lực của mỗi hộ dân, cây cam đang là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho bà con nơi đây./.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Hậu Giang trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá thát lát Nông dân Hậu Giang trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá thát lát

Với nghề nuôi cá thát lát cườm mà anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi, ngụ khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trở thành tỷ phú.

03/12/2019
Nuôi ốc hương thu tiền tỷ trên xứ gió Lào, cát trắng Nuôi ốc hương thu tiền tỷ trên xứ gió Lào, cát trắng

Sau mấy năm nuôi tôm thất bát, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chuyển qua nuôi ốc hương sạch cho hiệu quả kinh tế cao.

03/12/2019
Chàng trai Thái Bình nuôi tôm lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm Chàng trai Thái Bình nuôi tôm lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm

Từ vốn đầu tư ban đầu là 250 triệu đồng để bắt đầu mô hình nuôi tôm năm 2011 đến nay anh Vũ Văn Của(Thái Thụy) đã lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm.

03/12/2019