Giá / Tin nông nghiệp

Thu 8-9 tỷ đồng/ha từ rau, hoa: Có thể học tập Lâm Đồng những gì?

Thu 8-9 tỷ đồng/ha từ rau, hoa: Có thể học tập Lâm Đồng những gì?
Tác giả: Duy Hậu
Ngày đăng: 18/08/2017

Ngày 14.8, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao toàn quốc”. Tại hội nghị này, nhiều câu hỏi được đặt ra là, các tỉnh có thể học hỏi được những gì từ cách làm của Lâm Đồng?

Mô hình trồng rau thủy canh tại Đà Lạt (Lâm Đồng) cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm/ha. ảnh: D.H  

Nâng lợi thế cạnh tranh 

Báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, với mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị đất sản xuất nông nghiệp, năm 2004 UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Chương trình hướng đến việc xây dựng thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình, đến năm 2010, tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh này là 6.407ha, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 76 triệu đồng/ha (tăng gấp 3,8 lần so với năm 2004), trong đó doanh thu đối với các mô hình điểm rau, hoa ứng dụng CNC đạt từ 500 - 1.000 triệu đồng/ha, chè  từ 200 - 250 triệu đồng/ha.

Về phát triển NNCNC, định hướng đến năm 2025 của Lâm Đồng là giá trị sản xuất đạt trên 220 triệu đồng/ha/năm, có ít nhất 70% diện tích được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn và bền vững...

Yêu cầu bức thiết

Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2020 của tỉnh Lâm Đồng:

- Nâng giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 170 triệu đồng/ha/năm

- Có 20% diện tích đất canh tác ứng dụng CNC theo tiêu chí mới.

- Đạt 35-40% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp; sản phẩm đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Bộ NNPNT, sau hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn, từ một đất nước thiếu ăn, chúng ta đã sản xuất đủ lương thực thực phẩm cho người dân và dành một phần xuất khẩu với doanh thu 30 tỷ USD, cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu hộ nông dân nông thôn, hơn 68% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và 23-35% giá trị xuất khẩu, đời sống của nông dân được nâng cao và bộ mặt nông thôn Việt Nam đã từng bước thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp nước ta đang trên đà suy giảm, tốc độ tăng năng suất nông nghiệp đang chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước có cùng trình độ phát triển trong khu vực. Nguyên nhân chính của tình trạng trên chính do sản xuất manh mún, dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ là chính, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa cao, cả năng suất lao động lẫn thu nhập đều thấp, sản xuất bấp bênh và giá trị gia tăng còn hạn chế, tác động của sự cạnh tranh gay gắt do hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc phát NNƯDCNC hiện nay đang trở thành nhu cầu bức thiết. Trong đó lấy doanh nghiệp là nòng cốt, nông dân làm chủ thể và khoa học công nghệ làm then chốt Thời gian qua, Chính phủ cũng đã rất quan tâm về vấn đề này. Để phát triển tốt ngành NNƯDCNC, theo ông Phạm S cần phải lấy doanh nghiệp làm nòng cốt, nông dân làm chủ thể và khoa học công nghệ là then chốt. Đồng thời trong thời gian tới, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần đưa ra các chính sách phù hợp nhất là trong lĩnh vực tín dụng và đất đai nhằm ưu tiên, khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào NNƯDCNC.

Trồng dâu tây trong nhà kính ở Lâm Đồng.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định Lâm Đồng đã đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh cũng như những vướng mắc và từng bước triển khai phát triển NNƯDCNC thận trọng, bền vững, trở thành “hình mẫu” trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Thứ trưởng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tỉnh Lâm Đồng và những hình mẫu sản xuất NNCNC tại địa phương; công tác cải các hành chính tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Theo Thứ trưởng Doanh, từ những thành công và kinh nghiệm đầu tư vào NNƯDCNC tại Lâm Đồng, các tỉnh cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm và vận dụng ở địa phương mình để đảm bảo đầu tư hiệu quả, trên cơ sở đánh giá kỹ nhu cầu thị trường, xã hội hóa tối đa đầu tư, không bao cấp đầu tư, không chạy theo phong trào, thiếu bền vững. /.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm + trồng lúa, ớt, nông dân An Hiệp tiền tiêu rủng rỉnh Nuôi tôm + trồng lúa, ớt, nông dân An Hiệp tiền tiêu rủng rỉnh

Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, nhiều người dân ở An Bình đã tận dụng phần đất bờ vuông tôm đầu tư trồng nhiều loại rau màu, trong đó có cây ớt.

18/08/2017
Trồng cây gì để làm giàu: Chăm vườn ổi lê khiến ai cũng mê Trồng cây gì để làm giàu: Chăm vườn ổi lê khiến ai cũng mê

Anh Huỳnh Việt Trung (Sóc Trăng) đã chăm sóc vườn ổi lê Đài Loan của mình như những đứa con trong nhà, bất chấp mang tiếng “làm liều”.

18/08/2017
Làm giàu từ nông nghiệp: Khởi nghiệp tỷ phú từ...100 đồng! Làm giàu từ nông nghiệp: Khởi nghiệp tỷ phú từ...100 đồng!

Trịnh Đình Cây vẫn vượt lên hoàn cảnh để làm giàu. Ông xứng đáng là tấm gương nông dân tiêu biểu trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng Phước Long

18/08/2017