Giá / Tin thủy sản

Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới

Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới
Tác giả: Bảo Hân
Ngày đăng: 14/04/2021

Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới Trước đây, đa phần các gia đình vùng ven biển chỉ trông chờ vào nguồn thu chính từ người đàn ông đi biển, kinh tế lúc đạt lúc thất. Để thoát nghèo, họ đã vay vốn thực hiện nhiều mô hình thủy sản và thu hút […]Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới Trước đây, đa phần các gia đình vùng ven biển chỉ trông chờ vào nguồn thu chính từ người đàn ông đi biển, kinh tế lúc đạt lúc thất. Để thoát nghèo, họ đã vay vốn thực hiện nhiều mô hình thủy sản và thu hút

Những người phụ nữ may lưới đánh cá Ảnh: Điệp Văn

Thoát nghèo từ những mô hình thủy sản mới

Trước đây, đa phần các gia đình vùng ven biển chỉ trông chờ vào nguồn thu chính từ người đàn ông đi biển, kinh tế lúc đạt lúc thất. Để thoát nghèo, họ đã vay vốn thực hiện nhiều mô hình thủy sản và thu hút được cả phụ nữ tham gia phát triển kinh tế.

Thu hút phụ nữ làm kinh tế

Xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An không chỉ có tiếng về nghề đánh bắt khai thác hải sản, mà còn trở thành hình mẫu khi hàng trăm phụ nữ vùng biển làm giàu từ nghề biển.

Từ lợi thế của xã vùng biển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quỳnh Long đã vận động các chị em xây dựng dịch vụ trên bờ như thu mua hàng hải sản, vá lưới và đầu tư buôn bán ngư lưới cụ, muối chượp; đem lại thu nhập cho chị em, đồng thời tạo hậu thuẫn cho chồng con yên tâm vươn khơi bám biển.

Điển hình là gia đình chị Nguyễn Thị Hoàn (xóm Đại Tân) khi mạnh dạn đứng ra mở thêm dịch vụ thu mua, chế biến hải sản. Chị Hoàn cho biết, trước đây đa số chị em không có việc làm, thường ở nhà trông chờ vào mùa vụ đánh bắt hải sản nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sau đó, chị phát triển thêm nghề chế biến hải sản, vậy nên ngoài chế biến sản phẩm từ tàu cá của gia đình, chị còn thu mua của các tàu khác trong xã. Mỗi tháng cho ra thị trường vài tấn hải sản khô các loại.

Lâu dần, chị tích dần vốn mở rộng cơ sở kinh doanh với hàng chục lao động. Từ nghề này, mỗi năm gia đình chị có thêm thu nhập vài trăm triệu đồng và tạo việc làm cho chị em trong xóm, trong xã.

Những mô hình kinh tế như gia đình chị Hoàn trên vùng biển Quỳnh Long rất phát triển, đem đến cho xã một diện mạo mới, phát triển và giàu mạnh hơn.

Chuyển đổi nuôi trồng thành công

Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vốn nổi tiếng cả nước về nghề trồng cói. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số vùng trồng cói trong huyện hiệu quả không cao. Nhằm nâng cao kinh tế cho người dân và tăng hiệu quả sản xuất của vùng, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để người dân chuyển đổi mô hình.

Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn hiện có 250 ha NTTS với 130 hộ tham gia. Người dân đã chuyển đổi 45 ha sang nuôi tôm công nghiệp, trong đó có 5 hộ nuôi TTCT công nghệ cao với diện tích 15 ha, mang lại nguồn thu nhập cao, từ 1 – 5 tỷ đồng/ha.

Điển hình là hộ ông Phạm Văn Hiếu, thôn 4, xã Nga Tân. Từ diện tích đấu thầu hơn 5.000 m2, ông Hiếu đầu tư xây dựng 5 bể nổi có mái che để nuôi TTCT. Theo ông Hiếu, nuôi tôm trong bể có thể thả nuôi với mật độ 380 – 400 con/m2, tỷ lệ tôm sống đạt 83 – 95%, trọng lượng bình quân 26 – 28 con/kg. Gia đình ông tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/người/tháng và 1 kỹ sư nuôi thủy sản thu nhập 22 triệu đồng/tháng.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga Tân, những năm qua xã đã khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất cói không hiệu quả sang NTTS, nhất là áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Còn tại xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sau sự cố môi trường biển mấy năm trước, nhiều hộ dân đã được hỗ trợ để chuyển từ nghề đánh bắt sang NTTS. Điển hình là hộ anh Lê Văn Linh ở thôn 2. Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã trong quá trình vay vốn, tập huấn kỹ thuật nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 500 m2 hồ ương tôm giống. Nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật nên hai vụ liên tiếp sau đó hồ nuôi của anh đã sinh lời, mang lại thu nhập cho gia đình hơn 500 triệu đồng. Còn gia đình anh Hùng Cư ở thôn 5 thì đầu tư làm nghề chế biến nước mắm từ nguồn vốn vay của ngân hàng. Anh Hùng Cư cho biết, làm nghề này thu nhập ổn định, ít rủi ro, bình quân thu nhập từ chế biến nước mắm mang về cho gia đình anh từ 200 – 300 triệu đồng mỗi năm.


Có thể bạn quan tâm

Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 2) Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 2)

Nuôi trồng thủy sản Singapore phụ thuộc nhiều vào công nghệ mới và kiến thức về sinh học.

14/04/2021
Đem kỹ thuật về đồng đất quê hương Đem kỹ thuật về đồng đất quê hương

Người đề xuất thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh tải tiến trên đất trồng lúa thay cho cách nuôi truyền thống nhằm tăng năng suất, chất lượng cùng diện tích

14/04/2021
Kỹ thuật nuôi cá chép V1 Kỹ thuật nuôi cá chép V1

Kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá chép V1? Phương pháp chăm sóc cá chép V1?

14/04/2021