Giá / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Vườn Đồi Trên Vùng Đất Tái Định Cư

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Vườn Đồi Trên Vùng Đất Tái Định Cư
Tác giả: 
Ngày đăng: 21/06/2013

Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.

Từ ý tưởng đó Ông bàn bạc với gia đình mạnh dạn vay vốn ngân hàng 70 triệu đồng cộng thêm ít tiền của bao năm vợ chồng ông dành dụm được. Năm 2000 có được vốn ban đầu ông bắt tay vào đầu tư đào 1000m2 ao thả cá, trồng cây ăn quả, trồng tre lấy măng, nuôi gà thả vườn.

Ông Giảng cho biết, để bảo đảm cho cây trồng, vật nuôi ông thường tìm đến nhờ cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách làm ăn, cán bộ thú y tư vấn phòng trừ dịch, bệnh, tiêm vắc xin phòng dịch, vệ sinh chuồng trại để hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh. Chỉ sau hai năm cần cù chịu khó lao động vất vả vừa làm, vừa rút kinh nghiệm với phương châm lấy ngắn nuôi dài, trồng xen đậu đỗ, lạc, chuối, nuôi gà thả vườn gia đình ông đã trả hết nợ.

Không dừng lại ở đó, ông Giảng mạnh dạn tiếp tục vay vốn Ngân hàng đầu tư 130 triệu đồng đường ống nước Pi100 đào thêm hơn 2000m2, 20 triệu mua dây thép gai rào bảo vệ, mua tôm, cá thả ao. Ngoài ra gia đình ông còn khai hoang, mua thêm đất mở rộng vườn đồi trồng rừng, hiện ông đã có 18,7ha rừng cây trồng xen mỡ, tếch, keo, xoan, xưa và trồng 100 gốc tre, 1 ha cây ăn quả, trồng dừa, chuối xung quanh ao, trồng sắn thêm thu nhập và để lấy lá cho cá ăn.

Ông còn sản xuất thêm 1,2 ha cá giống với 80 vạn con cá giống/năm để nuôi và cung cấp cho bà con nông dân vùng tái định cư. Năm 2009 ông đã đăng ký với Trạm khuyến nông thị xã Mường lay 25 ha trồng cây mây nếp làm hàng rào để bảo vệ lâu dài toàn bộ diện tích rừng của gia đình.

Hiện nay, trang trại của ông Giảng đang phát triển rất tốt với 3.300m2 ao thu 1,2 tấn cá/năm, tôm càng xanh 500kg/năm, gà 2 tạ, lợn 5tạ. Năm 2009 riêng bán tre cho các công trình vùng tái định cư gia đình ông thu 150 triệu đồng. Ông còn thường xuyên trồng xen đậu, đỗ, lạc dưới tán rừng vừa cho thu hoạch 3 tấn đậu, 5 tấn lạc/năm tăng thêm thu nhập.

Ông cho biết thêm, trang trại của ông hàng năm trừ chi phí cho lãi trên 200 triều đồng, đến nay gia đình ông đã hết khó khăn, cuộc sống ổn định bền vững nhờ vào trang trại vườn rừng, đã trả hết nợ ngân hàng, gia đình không những dựng được nhà sàn khang trang, mua nhiều thiết bị sinh hoạt đắt tiền, còn có tiền gửi tiết kiệm. Thời gian tới ông sẽ còn tiếp tục đầu tư nuôi nhím, sau khi mức nước thuỷ điện Sơn la dâng cao ông sẽ đầu tư nuôi cá lồng.

Bên cạnh việc tăng thu nhập cho gia đình, ông Giảng còn thường xuyên hướng dẫn, tạo điều kiện cho 10 hộ gia đình nông dân trong bản có việc làm với mức thu nhập 80.000đ/công đều chính vì vậy cuộc sống của các gia đình cũng có mức sống khá ổn định, trang trại của ông còn là điểm thăm quan học hỏi, phổ biến nhân rộng của nhiều hộ nông dân vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La tỉnh Điện Biên nơi mà nhiều hộ nông dân còn chưa biết làm gì để có thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Cây Dâu, Con Tằm Nội Địa Cây Dâu, Con Tằm Nội Địa "Lên Ngôi"

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

21/06/2013
Gạo Đồ Hướng Đi Mới Trong Xuất Khẩu Gạo Gạo Đồ Hướng Đi Mới Trong Xuất Khẩu Gạo

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

21/06/2013
Tăng Thu Nhập Từ Trồng Sả Tăng Thu Nhập Từ Trồng Sả

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

21/06/2013