Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu
Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...
Tận dụng mọi lợi thế của địa phương, với chất đất pha cát, vàn cao phù hợp với sự phát triển của cây dưa hấu, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm mô hình trồng cây rau màu cho thu nhập cao. Với tổng diện tích sản xuất cây nông nghiệp của xã là hơn 500 ha, trong đó một năm trồng 60 ha cây dưa hấu.
Thông thường các hộ dân chỉ làm nhỏ đất, thuận nước tưới, khâu phòng trừ bệnh đảm bảo thì sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa. Mỗi năm trên một chân ruộng người dân xã Đồng Việt trồng được từ 3 – 4 vụ. Cứ một sào dân sẽ thu hoạch được trung bình 1,3 tấn, bán với giá trung bình 5.000 đồng/kg. Thời gian đỉnh điểm lên đến 8.000 đồng/kg. Như vậy, một năm toàn xã trồng được 60 ha, sẽ thu được sản lượng từ 7.000- 8.000 tấn, đem về khoảng 35 tỷ đồng cho bà con.
Góp phần nâng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn xã. Ông Vũ Văn Kính-chủ tịch UBND xã Đồng Việt cho biết: “Do cây lúa năng suất thấp, không ăn chắc nền nhiều bà con đã chuyển sang nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là cây dưa hấu. Định hướng phát triển cây hàng hóa ở xã Đồng Việt trong thời gian tới sẽ tiếp tục khuyến khích bà con tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả vào sản xuất để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân”.
Bằng cách làm này, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm hộ trồng thâm canh tăng vụ, có thu nhập cao từ vài chục triệu đồng đền hàng trăm triệu đồng. Điển hình là anh Trần Văn Khu, ở thôn Nam, từ một hộ khó khăn trong làng. Là người năng động, chịu khó tìm tòi cái mới, cộng sự ham học hỏi, anh Khu đã sang huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương để học hỏi cách trồng cây màu có giá trị kinh tế.
Nhận thấy cây dưa hấu ở nơi đó cho hiệu quả nên anh quyết định mua giống về trồng thử. Năm 2004, anh Khu bắt đầu đưa vào trồng và mạnh dạn với 6 sào, chỉ cấy 2 sào lúa, 2 tháng sau cho thu hoạch 1.800- 2.000 đồng/kg và anh thực sự đã tin tưởng vào hiệu quả của cây dưa hấu. Một vài năm trở lại đây gia đình anh Khu luôn duy trì trồng 3 vụ, với diện tích đấu thầu thêm 4 sào ruộng của hợp tác xã để trồng 1,2 mẫu dưa.
Trừ chi phí một sào ruộng hết 1 triệu đồng. Anh Trần Văn Khu, thôn Nam, Đồng Việt tâm sự: “Cánh đồng của thôn trước kia rất khô cằn, không nước tưới. Từ ngày đưa cây dưa hấu về chúng tôi cải tạo đất và thấy hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập gấp 4 -5 lần cấy lúa”.
Đến nay, gia đình anh Khu cho thu trên 100 triệu đồng/năm từ cây dưa hấu. Ngoài trồng 3 vụ dưa anh chi còn trồng thêm 1 vụ rau màu khác để tăng chất tơi xốp, tạo đất mới cho mùa vụ trồng dưa hấu tiếp theo. Cũng như gia đình anh Khu, gia đình ông Trần Văn Thanh cũng là một trong những hộ đi đầu đưa cây dưa hấu vào trồng. Với 9 sào ruộng canh tác của gia đình, ông trồng 3 sào dưa hấu. Mỗi năm trồng 4 vụ, cho thu hoạch 60 triệu đồng.
Từ thực tế trên, nhờ làm tốt công tác tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật trong công tác khuyến nông để khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả vào sản xuất. Qua đây góp phần thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo tại xã Đồng Việt nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Chính vì vậy, từ kinh tế tự phát với vài hộ dân đến 2/3 hộ dân trong xã đã giúp Đồng Việt giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27% năm 2005 đến năm 2010 còn dưới 10%.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.
Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?
Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.