Giá / Tin thủy sản

Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cá lồng giúp ổn định cuộc sống

Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cá lồng giúp ổn định cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Thị Nhãn
Ngày đăng: 22/06/2016

Đến nay, phường Hương Xuân có khoảng 142 hộ nuô với 248 lồng. Diện tích lồng nuôi từ 3,5m2 - 4m2, thả nuôi 150 - 200 con, chi phi đầu tư giống ban đầu khoảng 2 - 3 triệu đồng/lồng; sản lượng thu hoạch từ 5 - 7 tạ/lồng/năm. Trước đây, người dân sử dụng tre, gỗ để làm lồng nuôi cá, nhưng thời gian sử dụng chỉ ba năm, sau đó phải thay lại lồng mới. Để thuận lợi cũng như tiết kiệm chi phí. hiện nay bà con đầu tư trang bị lồng cá bằng nhôm, sắt nâng thời gian sử dụng lên khoảng 10 năm.

Anh Võ Văn Bốn, một trong những hộ dân nuôi cá trắm cỏ, diêu hồng trên 10 năm chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi vốn là dân sông nước, đời sống khó khăn bấp bênh không có đất để sản xuất, canh tác chỉ phụ thuộc vào đánh bắt thủy sản. Kể từ khi nuôi cá trắm đời sống khá hơn, hiện tại gia đình đang nuôi 2 lồng cá, mỗi năm thu hơn 1 tấn cá; trừ tất cả các chi phí lãi khoảng 40 - 50 triệu đồng/lồng” .

Nghề nuôi cá trở thành hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp người dân phường Hương Xuân thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Đến nay, tỷ tệ hộ nghèo ở Hương Xuân giảm bình quân mỗi năm khoảng 2%. Hiện, có 2 nguồn vốn cho vay nuôi cá chính, là nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo và cận nghèo (khoảng 25 - 30 triệu đồng/hộ) và nguồn vốn từ Hội Nông dân phường Hương Xuân (đã giải ngân 200 triệu đồng cho 8 hộ có nhu cầu vay vốn làm lồng nuôi).

Tuy nhiên, số lượng hộ nuôi cá trắm lớn, khiến nguồn thức ăn chính của cá chủ yếu là cỏ cũng đang dần trở nên khan hiếm, gây khó khăn trong nuôi cá. Chủ tịch Hội Nông dân phường Hương Xuân Phạm Viết Hồng cho biết: “Sắp tới, nếu người dân có nhu cầu lớn, UBND phường Hương Xuân sẽ cho triển khai quy hoạch đất để bà con tham gia đấu giá trồng cỏ, thuận tiện trong chủ động nguồn thức ăn. Việc quy hoạch cần đồng bộ trên diện tích lớn, tách biệt với vùng đất ruộng, tránh ảnh hưởng từ các loại sâu bọ phát triển gây hại cho cây lúa”.


Có thể bạn quan tâm

Hoàng Quế (Quảng Ninh) phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản Hoàng Quế (Quảng Ninh) phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

Phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), nhất là các loại cá nước ngọt, xã Hoàng Quế (Đông Triều, Quảng Ninh) đang tích cực triển khai xây dựng thành vùng NTTS nhằm nâng cao năng suất, giá trị, hiệu quả.

22/06/2016
Giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ ao nuôi tôm bằng điện thoại di động Giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ ao nuôi tôm bằng điện thoại di động

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) An Giang đang thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng hệ thống giám sát nồng độ oxy và nhiệt độ trong ao nuôi tôm bằng điện thoại di động tại xã Phú Thuận (Thoại Sơn). Hệ thống này có thể ứng dụng để giám sát chất lượng nước ao cá, bè cá... Địa điểm thực hiện tại ao nuôi tôm của ông Nguyễn Bá Thạnh, với diện tích 4.000 m2.

22/06/2016
Nuôi cá tra quá lứa, quá cỡ bán cho thương lái: Nguy cơ mất tiền tỷ Nuôi cá tra quá lứa, quá cỡ bán cho thương lái: Nguy cơ mất tiền tỷ

Tại Đồng Tháp đang có tình trạng thương lái nước ngoài mua nhiều cá tra quá lứa, quá khổ giống như từng làm với hạt điều, xoài non, sầu riêng non…

22/06/2016