Giá / Thống kê thủy sản

Thị trường thủy sản ngày 17/6: Lý do nào khiến người dân Việt kém mặn mà với cá tra?

Thị trường thủy sản ngày 17/6: Lý do nào khiến người dân Việt kém mặn mà với cá tra?
Tác giả: Phương Thúy
Ngày đăng: 18/06/2020

Cá tra, hay còn gọi là cá basa Việt Nam là 1 sản vật nổi tiếng trên thế giới, được tiêu thụ tại 119 quốc gia. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá tra có hàm lượng đạm cao, đồng thời dễ tiêu hóa hơn các loại thịt khác. Hơn nữa mỡ trong cá da trơn ít hơn thịt nhưng chất lượng tốt hơn nhiều vì chứa các axit béo không no chiếm tỉ lệ đến khoảng 80% trong tổng số lipid, gồm oleic, linolenic, arachidonic, clupanodonic… Các axit béo này rất cần thiết cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa.

Riêng với phụ nữ, khi ăn các loại cá da trơn như cá tra và cá basa thì nguyên tố “sắt” trong các loài này rất dễ được đồng hóa, cơ thể chuyển hóa các chất đó một cách dễ dàng. Chị em phụ nữ cứ yên tâm khi ăn mỡ cá tra, cá basa vẫn không lo bị béo mà còn có lợi cho việc làm đẹp nữa đấy. Hàng ngon, đảm bảo dinh dưỡng vậy tại sao người Việt lại thờ ơ với mặt hàng này???

Dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là với những ngành xuất khẩu. Một trong những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam là cá tra, cá basa đã quay về phát triển tại thị trường trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, ông Dương Nghĩa Quốc cho rằng, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các thị trường chủ lực tiêu thụ cá tra của Việt Nam như Mỹ, EU, Hồng Kông, Trung Quốc... đều sụt giảm nên hàng tồn kho nhiều. Giá bán hiện nay thấp hơn giá thành, do đó người nuôi và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, do thói quen mua sắm tại các chợ đã khiến người tiêu dùng khu vực phía Bắc nhiều người ít ăn cá tra, có người còn chưa từng ăn bao giờ. Một phần lý do là bởi khu vực phía Bắc ít nuôi trồng loại thuỷ sản này hơn, nhiều chợ cóc, chợ tạm còn không bán mặt hàng này.

Khoảng cách địa lý khiến cá tra không được bán phổ biến tại các chợ khu vực phía Bắc so với các loại cá khác. Việc bán tại các siêu thị thì lại chưa kích thích người tiêu dùng nông thôn tiếp cận và tăng tiêu thụ mặt hàng này.

Ngoài ra ông Dương Quốc Nghĩa cũng cho rằng, nguyên nhân ở khâu truyền thông, xây dựng kênh phân phối. Trong khi các doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí thời gian, tiền bạc để mở cửa thị trường xuất khẩu thì tiềm năng thị trường nội địa với gần 100 triệu dân lại chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Trước khó khăn của ngành hàng cá tra, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách hỗ trợ giảm, giãn nợ, kéo dài thời gian nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, đề xuất Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ vốn vay, lãi suất phù hợp; đề ra các giải pháp hỗ trợ hộ nuôi, doanh nghiệp ngành hàng cá tra Việt Nam trong thời gian sau dịch. Đồng thời có giải pháp hỗ trợ chuyển đổi cho các doanh nghiệp, hộ nuôi trong phát triển thị trường trong nước; xúc tiến thị trường trong nước, khôi phục thị trường nước ngoài.

Để ngành cá có thể phát triển bền vững và đáp ứng trước những cơ hội, thách thức hiện nay, việc cải thiện chất lượng, hình ảnh sản phẩm cá tra và xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết.

Mới đây, trong Hội nghị bàn giải pháp sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cá tra trong bối cảnh hiện nay được tổ chức tại An Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết thị trường nội địa 100 triệu dân này mới là thị trường bền vững lâu dài. Việc chú trọng, thúc đẩy kênh tiêu thụ nội địa là cách đi đúng hướng, nhưng cũng cần có thời gian.

Từ trước đến nay các sản phẩm cá tra tiêu thụ ở thị trường nội địa hiện còn hạn chế. Chính vì vậy, khâu truyền thông, xây dựng kênh phân phối, thậm chí có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa là việc cần thiết

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, chỉ cần nội địa tiêu thụ được 10%-20% sản lượng cá tra thì sẽ giảm áp lực cho xuất khẩu đang khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, việc chinh phục thị trường nội địa nói chung và thị trường miền Bắc nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra mang giá trị gia tăng, từ cá tra đã làm ra khoảng 85 sản phẩm. Cùng với việc kết nối sản xuất - tiêu thụ, đưa cá tra vào kênh phân phối, chuỗi siêu thị…, các chuyên gia cho rằng, việc nghiên cứu thị trường vùng miền, đưa ra các mặt hàng đáp ứng thị hiếu tiêu dùng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần thuyết phục người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng, sạch, giá phải chăng.

Cùng với việc kết nối sản xuất - tiêu thụ, đưa cá tra vào kênh phân phối, chuỗi siêu thị…, các chuyên gia cho rằng, việc nghiên cứu thị trường vùng miền, đưa ra các mặt hàng đáp ứng thị hiếu tiêu dùng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần thuyết phục người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng, sạch, giá phải chăng.


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị

18/06/2020
Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo khối lượng Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo khối lượng

Sản phẩm mực, bạch tuộc nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo khối lượng

18/06/2020
Thị trường thủy sản 16/5: Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động khai thác hải sản Thị trường thủy sản 16/5: Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động khai thác hải sản

Thị trường tiêu thụ hải sản bị gián đoạn do chưa xuất khẩu được, kéo theo giá hải sản khai thác bị giảm sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất

18/06/2020