Giá / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại 21 Tỉnh

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại 21 Tỉnh
Tác giả: 
Ngày đăng: 25/04/2011

Theo Quyết định 315/QĐ-TTg, sẽ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN; hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN được hỗ trợ 80% phí bảo hiểm.

Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN; tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm.

4 điều kiện được hỗ trợ

Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: 1- Có đối tượng được bảo hiểm theo quy định; 2- Có quyền lợi được bảo hiểm; 3- Tham gia thí điểm BHNN và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình; 4- Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quyết định cũng nêu rõ, mỗi tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm toàn bộ địa bàn hoặc trên một số huyện, xã tiêu biểu.

Các rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm như bão lũ, rét hại, sương giá, dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng,...

4 điều kiện triển khai thí điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí điểm BHNN phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: 1- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; 2- Đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm; 3- Có hệ thống công ty, chi nhánh, văn phòng giao dịch tại địa bàn triển khai thí điểm BHNN; 4 - Có đội ngũ nhân viên làm bảo hiểm nông nghiệp.

Việc thực hiện thí điểm BHNN sẽ được áp dụng từ ngày 1-7-2011 đến hết năm 2013.       

Đối tượng được bảo hiểm và khu vực được thực hiện thí điểm BHNN:

a) Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.

c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trông thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mè Luân Canh Lúa Cho Lợi Nhuận Cao Trồng Mè Luân Canh Lúa Cho Lợi Nhuận Cao

Ở ĐBSCL, cây mè (vừng) có thể trồng các vụ đông xuân, xuân hè và hè thu hoặc có thể trồng muộn hơn vào đầu vụ thu đông, nhưng cần tránh lúc thu hoạch mưa nhiều gây thất thu.

25/04/2011
Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó

Là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trong những năm qua nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản của Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà dẫn đến hậu quả nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm ở vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng...

25/04/2011
Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

25/04/2011