Giá / Mô hình kinh tế

Thê Thảm Giá Nhím

Thê Thảm Giá Nhím
Tác giả: 
Ngày đăng: 19/04/2012

Ông Trịnh Văn Sinh, ở khu phố 2, thị trấn huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, hiện nay gia đình ông và hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm. Nhím sinh sản ra, nuôi lớn đến độ giết thịt mà không bán được.

Đến nay, sau hơn 6 năm nuôi nhím sinh sản, tổng đàn nhím nuôi của gia đình ông Sinh hiện có gần 100 con (trong đó có 30 đôi nhím gốc bố mẹ). Đây là trang trại nuôi nhím lớn nhất huyện Quan Hóa và là điển hình nuôi nhím của tỉnh Thanh Hóa. Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình ông Sinh đang gia tăng rất nhanh.

Ông Sinh cho biết thêm, cách đây hơn một năm, giá nhím giống là 2 triệu đồng/kg (mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được 16 triệu đồng); giá nhím thịt là 500.000 đồng/kg hơi. Nhưng hiện nay, giá nhím giống xuống còn 4 triệu đồng/một đôi nặng 8kg; giá nhím thịt xuống còn 250.000 đồng/kg. Do giá rớt thê thảm, nên nhiều hộ nuôi nhím ở Quan Hóa không muốn cho ăn, chăm sóc loài động vật hoang dã này. Rất may nhím là loài động vật dễ nuôi, chi phí thức ăn cũng thấp.

Theo những người nuôi nhím ở huyện Quan Hóa cho biết thêm, nguyên nhân giá nhím nuôi rớt thê thảm như hiện nay là do các hộ dân không đổ xô đi mua nhím giống nuôi như trước kia nữa. Bởi việc nuôi nhím, bán nhím giống, đặc biệt là bán nhím thịt đang "vướng" vào nhiều thủ tục chặt chẽ của ngành kiểm lâm. Mỗi khi nhím đẻ, bán nhím giống, người nuôi nhím đều phải báo cáo, xin phép cơ quan kiểm lâm sở tại, với nhiều thủ tục nhiêu khê. Trong khi đó, hiện người nuôi nhím đã thuần dưỡng, muốn làm thịt, bán thịt nhím ra thị trường như các động vật khác cũng khó.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Chí Chiều- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Hóa cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn huyện có 209 hộ nuôi nhốt nhím sinh trưởng, sinh sản, với tổng số lượng trên 1.000 con. Quan Hóa là huyện có số hộ nuôi nhím và tổng đàn lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Giá nhím nuôi hiện nay đang rớt thê thảm là do đầu ra gặp khó khăn, gây nhiều vất vả cho các hộ nuôi nhím. UBND huyện Quan Hóa đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ NN-PTNT giao việc cấp giấy phép nuôi nhốt nhím- động vật hoang dã thông thường cho cơ quan chức năng cấp huyện, để người dân xin cấp phép thuận tiện hơn..."

Được biết, ngoài huyện Quan Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có hàng nghìn hộ dân nuôi nhím ở các huyện miền núi như: Thạch Thành, Quan Sơn, Thường Xuân... và nhiều huyện trung du, đồng bằng đang lao đao, chán nản với loài động vật hoang dã thông thường này, vì bí đầu ra cho hàng chục nghìn con nhím đang sinh sản và đến độ tuổi xuất chuồng, bán nhím thịt mà không ai mua.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.

19/04/2012
Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Vũ Thư (Thái Bình) Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Vũ Thư (Thái Bình)

Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.

19/04/2012
Đàn Gia Súc, Gia Cầm Giảm Đàn Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.

19/04/2012