Tháo Dỡ Bè Nuôi Tôm Hùm Trái Phép Ở Ninh Thuận

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.
Các cơ quan chức năng đã cử lực lượng đến từng bè nuôi tôm hùm lồng trái phép trên biển, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chấp hành việc tháo dỡ và di dời bè nuôi tôm đến nơi quy định (trước đó có sáu hộ tự tháo dỡ); đồng thời kiểm đếm, lập biên bản và dùng tàu kéo bè nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đã, ở phường Đông Hải về cảng Khánh Hội, huyện Ninh Hải để tháo dỡ.
Trước sự kiên quyết của lực lượng cưỡng chế, tính đến 16 giờ 30 phút cùng ngày đã có 12/42 hộ tự nguyện di dời bè nuôi tôm về vùng biển đã được tỉnh quy hoạch.
Chủ tịch UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm Trần Minh Nam, cho biết: “Địa phương tiếp tục tuyên truyền và vận động những hộ còn lại tự nguyện di dời, nếu không chấp hành, chúng tôi kiên quyết cưỡng chế”.
Như NDĐT đã đưa tin, tỉnh Ninh Thuận quy hoạch địa điểm để nuôi tôm hùm lồng tại vùng biển gần bờ biển xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (cách bờ biển Bình Sơn - Ninh Chữ gần bốn hải lý).
Có thể bạn quan tâm

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.