Giá / Mô hình kinh tế

Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê

Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/04/2012

Không chỉ làm ăn giỏi, anh Sơn còn được biết đến như một Mạnh Thường Quân. Hàng năm, anh trích ra 150 triệu đồng cho hội viên nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế và nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo.

Năm 1997, anh Vũ Tuấn Sơn từ Ninh Bình vào thôn Bình An, xã Đleiya, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) lập nghiệp. Gom hết vốn liếng, anh mua được 8 sào rẫy. 5 năm quần quật, đầu tắt mặt tối mà anh vẫn nghèo. Năm 2002, anh quyết định tham gia sinh hoạt Hội ND. "Được Hội hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, tôi mới thực sự sáng ra và tìm được con đường làm giàu từ mô hình sản xuất cà phê bền vững".

Anh Sơn cho biết, nhờ mô hình này, mỗi năm anh tiết kiệm khoảng 30% chi phí do giảm bớt lượng phân hóa học (chuyển sang dùng các loại phân ủ từ các nguyên liệu có sẵn), thuốc trừ sâu và tưới nước một cách khoa học.

Không chỉ tiết kiệm được đáng kể chi phí, cà phê của anh ngày càng tốt hơn, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên đáng kể. Nhờ đó, mỗi năm lợi nhuận của anh gấp rưỡi so với những vườn cà phê canh tác thông thường.

Vốn cần cù, biết tích góp, từ 8 sào cà phê ban đầu, đến nay anh Sơn đã có trong tay 10ha trồng cà phê canh tác bền vững và các loại cây trồng khác, với thu nhập hàng năm (đã trừ chi phí) khoảng 1 tỷ đồng. Đất nhiều, công ít, thay vì phải thuê nhân công, anh chia ra trồng cà phê vối, cà phê chè và tiêu. "Làm như vậy trong 1 năm, tôi có 3 đợt thu hoạch. Vừa giảm bớt sức ép về nhân công, vừa cho thu nhập đều, ổn định, có vốn để bổ sung vào việc khác” - anh Sơn cho biết.

Không chỉ làm ăn giỏi, anh Sơn còn được biết đến như một Mạnh Thường Quân. Với nhiệm vụ là một Chi hội trưởng, anh tích cực phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho bà con và giúp đỡ các hội viên khác cùng làm giàu. Hàng năm, anh trích ra 150 triệu đồng cho hội viên nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế và nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo. Ngoài ra, anh sẵn sàng hiến hàng trăm mét vuông đất để làm đường, mỗi năm chi gần chục triệu đồng làm từ thiện...

Anh Vũ Tuấn Sơn là 1 trong 5 hộ SXKD giỏi tiêu biểu ở Đăk Lăk được về thủ đô dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV vào tháng 5 tới.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Với Cây Mãng Cầu Xiêm Làm Giàu Với Cây Mãng Cầu Xiêm

Ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều người biết đến với mô hình trồng mãng cầu xiêm. Điều đặc biệt là ông biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn, vì vậy mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

13/04/2012
Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Ở Bạc Liêu Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Trong Nhà Kính Ở Bạc Liêu

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

13/04/2012
Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Xã Gia Thịnh (Ninh Bình) Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Xã Gia Thịnh (Ninh Bình)

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

13/04/2012