Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu

Tác giả:
Ngày đăng: 15/05/2012
Đó là anh Nguyễn Văn Thuyết (35 tuổi, ngụ khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.
Vốn đầu tư ban đầu chỉ 4.000 đồng/con rắn mối nhưng khi bán giống tới 15.000 đồng/con. Mỗi năm rắn đẻ hai lứa, lứa đầu khoảng 10 con, lứa sau khoảng 15 con. Còn nếu nuôi rắn thương phẩm chỉ mất từ 4 đến 5 tháng, rắn đạt trọng lượng từ 18 - 30 con/kg. Với 6 trại nuôi rắn mối bán giống và bán rắn thương phẩm, mỗi năm tôi thu lời trên dưới 700 triệu đồng - Thuyết chia sẻ.
Thấy Thuyết làm hiệu quả, một số thanh niên trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu mua giống về manh nha thử nghiệm.
Được biết, đầu ra nguồn rắn thương phẩm của Thuyết chủ yếu từ Khu du lịch Hồ Nam (Bạc Liêu) và Nhà hàng Bình Xuyên (TPHCM). Hai điểm này đặt Thuyết cung ứng bình quân khoảng 40 kg rắn/ngày, giá bán dao động trên dưới 400.000 đồng/kg tùy thời điểm. Các nhà hàng này có thể chế biến thịt rắn mối thành các món cháo, chiên, nướng... tuyệt ngon, bổ dưỡng.
Có thể bạn quan tâm

Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.
15/05/2012

Tình hình nuôi tôm biển của Bến Tre hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm đã bùng phát và thiệt hại không nhỏ, nhưng nhìn chung kinh tế thủy sản trong tỉnh không ngừng phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu.
15/05/2012

Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.
15/05/2012