Giá / Mô hình kinh tế

Thách Thức Thanh Long VietGAP

Thách Thức Thanh Long VietGAP
Tác giả: 
Ngày đăng: 16/06/2012

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…

Lợi ích chưa rõ ràng

Chúng tôi đến thăm một số vùng trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, nơi nhiều diện tích thanh long được sản xuất theo chương trình VietGAP. Thời điểm này, những lứa trái nghịch mùa cuối cùng đang trong thời gian thu hoạch. Nét khác lạ mà chúng tôi nhận thấy so với cách đây vài năm, là dường như khi nhắc đến VietGAP, nhiều nông dân tỏ ra không mấy mặn mà. Lý giải điều này, bà con cho biết việc thực hiện VietGAP và không VietGAP vẫn chưa phân biệt rõ về lợi ích, giá bán ngang nhau. Trong khi đó, những hộ sản xuất VietGAP phải tốn rất nhiều công sức để chăm sóc, đảm bảo vệ sinh, ghi chép nhật ký, tập huấn… Điều này dẫn đến thực tế, có không ít hộ trồng thanh long mất dần lòng nhiệt huyết với sản xuất VietGAP, thậm chí không tuân thủ thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật (xịt thuốc 2 - 3 ngày trước khi doanh nghiệp đến thu mua, theo chính yêu cầu của một số doanh nghiệp xuất hàng đi thị trường Trung Quốc). Còn riêng đối với những hộ dân đang được vận động, hoặc chuẩn bị tham gia vào sản xuất VietG
AP, phần lớn mang tính chất đối phó, mục đích không gì khác là để được hạ bình điện.

Thực tế tại Tổ hợp tác thanh long VietGAP Hàm Liêm 1

Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh được chọn làm điểm và cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh, vào năm 2009 (lúc đó là nhóm liên kết sản xuất). Ông Phạm Hữu Trường - Tổ trưởng Tổ hợp tác thanh long VietGAP Hàm Liêm 1 cho hay: Với vai trò là đơn vị tiên phong, thời gian qua tổ hợp tác đã rất cố gắng trong việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh. Hiện toàn tổ có 37 tổ viên, với trên 36,5 ha thanh long VietGAP. Đáng mừng là hiện tổ hợp tác đang nhận được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP). Đồng thời liên kết thu mua với Công ty Rau quả Bình Thuận, đảm bảo chất lượng để bán sang thị trường Châu Âu. Vì vậy, các thành viên trong tổ đều có thể ổn định đầu ra, yên tâm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặc dù vậy, khó khăn hiện tại là toàn tỉnh có khoảng 400 tổ hợp tác thanh long VietGAP, nhưng chỉ có từ 15 - 20 tổ hợp tác được hưởng lợi từ dự án ACP, liên kết với các doanh nghiệp để thu mua sản phẩm thanh long. Rõ ràng, đa số các tổ hợp tác phải bán thanh long tự do cho các thương lái, doa
nh nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là lý do khiến giá cả giữa thanh long VietGAP và không VietGAP không có gì khác xa nhau.

Riêng Tổ hợp tác thanh long VietGAP Hàm Liêm 1, gần đây vẫn có vài, ba hộ nông dân tỏ ra chán nản với sản xuất theo VietGAP. Theo họ, quy trình “rườm rà”, mất thời gian, trong khi lợi ích mang lại không cao. Xuất phát từ những nhận thức sai lệch này, với vai trò là tổ trưởng, ông Trường và ban điều hành tổ hợp tác đã tiếp cận những hộ trên để vận động, giải thích cho tổ viên thấy cái nhìn mới mẻ, nhận thức tốt hơn về sản xuất VietGAP. Theo ông Trường, VietGAP là con đường duy nhất phải đi nếu muốn đảm bảo tính bền vững của thị trường tiêu thụ. Muốn làm VietGAP thành công, cần phải thay đổi nhận thức của chính người trồng. Trước hết, sản xuất theo VietGAP là người trồng đã phục vụ lợi ích, bảo đảm sức khỏe của chính bản thân và tiết kiệm chi phí đầu tư… Điều quan trọng nhất hiện nay là bà con cần vượt qua thách thức trước mắt để tập trung sản xuất VietGAP một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người trồng thanh long VietGAP luôn mong muốn có sự hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước, doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng, 
nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho bà con yên tâm sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

16/06/2012
Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

16/06/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

16/06/2012