Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.
Chi cục khuyến cáo, tôm giống trước khi thả nuôi cần được kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm; trước khi thả tôm 5 - 10 ngày, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết; không sử dụng các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường thủy sản có chứa Cypermethrin, Deltamethrin mà nên sử dụng vôi, Saponin diệt tạp, giáp xác trong quá trình cải tạo ao... Ngoài ra, trong quá trình nuôi, người dân không sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh cấm; khi phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường, có hiện tượng chết bất thường trong ao nuôi, phải báo ngay cho các hộ xung quanh và cơ quan chức năng biết để xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 9 năm thử nghiệm, giờ đây, tỉnh Sóc Trăng đã trở thành một trong những địa phương có đàn bò sữa lớn ở ĐBSCL. Kết quả này mở ra nhiều triển vọng phát triển nghề nuôi bò sữa ở Sóc Trăng…

Theo tin từ HTX Anh Đào, hiện HTX đang thu mua trái cà chua giống Vô hạn với giá ổn định 25 ngàn đồng/kg. Cà chua Vô hạn là giống mới nhập từ nước ngoài vào Việt Nam với khả năng nổi bật là trái lớn, lượng đường cao, màu đẹp.

Nhằm từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, hướng đến việc canh tác theo hướng xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ sư Đặng Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang 3 đã thực hiện thành công mô hình trồng sắn xen đậu phộng ở huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên).