Giá / Mô hình kinh tế

Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền

Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/08/2013

Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".

Từ sự đóng góp của cộng đồng, các đơn vị và người dân đã thả trên 20,4 tấn cá lớn, trên 1,08 triệu con cá giống bản địa quí hiếm như cá tra, cá hô, cá rô đồng, cá he, cá rô phi, cá mè trắng, cá mè vinh, cá lăng nha, cá trôi, cá chép, cá tra, cá trê… tương đương với tổng trị giá 484,65 triệu đồng, trong đó nguồn từ thị xã Tân Châu là 393,4 triệu đồng và tỉnh vận động được 91,2 triệu đồng để bảo tồn cá bản địa, cá quý hiếm cho sông Tiền.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống thủy sản tỉnh An Giang, đây là đợt thứ 3 trong năm 2013, tỉnh An Giang tổ chức thả cá bản địa quí hiếm về thiên nhiên, phục vụ cho việc bảo tồn, tái tạo các loài thủy sản nước ngọt, phục vụ cho tiêu dùng và nghiên cứu với tổng cộng gần 38 tấn và gần 1,3 triệu con cá giống, cá thịt, cá bột các loại vào môi trường thiên nhiên, tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng. Đây là chủ trương lớn của tỉnh và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thả cá hàng năm và khuyến khích từng huyện có điều kiện tổ chức thả cá bổ sung cho các sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

Trước khi thả ra sông, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi nguồn gốc, tình trạng, sức khỏe của cá để đảm bảo cá thả về thiên nhiên không có dấu hiệu nhiễm bệnh, có tỷ lệ sống cao. Đồng thời tuyên truyền các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản cho nhân dân 4 xã xung quanh địa bàn thả cá là Châu Phong, Tân Thạnh, Tân An và Vĩnh Hòa để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn và các khu vực phụ cận giáp ranh về những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, quí hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn, tái tạo.


Có thể bạn quan tâm

Trữ Lúa Chờ Giá Trữ Lúa Chờ Giá

Mặc dù chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo đã có hiệu lực từ ngày 20-2, thế nhưng, giá mua lúa trong dân thời gian qua vẫn chưa được cải thiện và còn nhiều điều nghịch lý, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lúa. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã quyết định phơi lúa trữ lại dù chi phí cho mùa vụ cũ còn đó và đang đối mặt với đầu tư vốn liếng cho vụ lúa mới.

23/08/2013
Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

23/08/2013
Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

23/08/2013