Giá / Tin nông nghiệp

Táo bạo nuôi cầy vòi mốc và cầy hương

Táo bạo nuôi cầy vòi mốc và cầy hương
Tác giả: Mạnh Thuần
Ngày đăng: 27/10/2021

Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông Thân đã mua vài con cầy về nuôi thử. Hiện cầy thịt nặng từ 6 đến 8 kg/con với giá 2 triệu đồng/kg.

Ông Thân chăm sóc cho đàn cầy. Ảnh: Mạnh Thuần.

Về khu Cửa Miếu xã Sơn Tình huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) hỏi ông Nguyễn Khắc Thân, ai cũng biết vì ông nuôi cầy vòi mốc và cầy hương, nghề nuôi mới lạ, độc đáo.

Trước đây, ông Thân đã từng chăn nuôi nhiều con nhưng thu nhập không ổn định. Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông đã mua vài con cầy về nuôi thử. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn, ông phải đi nhiều nơi để học kinh nghiệm, lên mạng tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh.

Vay mượn được số tiền trên 200 triệu đồng, ông vào tận Thừa Thiên Huế mua thêm 11 con cầy vòi mốc và 4 con cầy hương giống về nuôi. Hệ thống chuồng trại được ông đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.

Thức ăn được ông chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, trung bình mỗi con một ngày chi phí hết 2.500 đồng, chủ yếu cơm và hoa quả, chuối, mít, dứa… Hiện gia đình ông nuôi 130 con cầy vòi mốc, cầy hương bố mẹ và cầy con.

Theo ông, một con cầy mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 đến 5 con. Đây là loài rất dễ nuôi, ít bệnh, mỗi ngày chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao, thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo ánh sáng nhằm hạn chế dịch bệnh.

Bình quân mỗi tháng, đàn cầy ông sinh sản ra từ 20 đến 30 con. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ bán giống và thương phẩm cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Hiện nay, khu nuôi của ông đã được rất nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc biết đến thông qua mạng xã hội và cũng có rất nhiều hộ dân ở các tỉnh thành trong cả nước tìm đến để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và đặt hàng mua con giống.

Ông Thân mong muốn được các cấp hỗ trợ để thành lập tổ hội nhằm mở rộng quy mô nuôi, đảm bảo nguồn cung ổn định để xuất bán, đồng thời giúp bà con nông dân trong vùng cùng nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Một số lưu ý về canh tác lúa trong mô hình tôm - lúa Một số lưu ý về canh tác lúa trong mô hình tôm - lúa

ĐBSCL dự báo tình hình xâm nhập mặn sẽ ngày càng khốc liệt, nhất là ở các tỉnh ven biển, nên mô hình tôm - lúa đang được xem là giải pháp rất hiệu quả.

27/10/2021
Bệnh đốm sọc lá chuối Bệnh đốm sọc lá chuối

Bệnh đốm sọc lá chuối xảy ra phổ biến ở các vườn, trang trại trồng chuối làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và còn làm cho cây chuối có thể bị chết.

27/10/2021
Canh tác lúa thông minh, tiền đề cho chuyển đổi số nông nghiệp Canh tác lúa thông minh, tiền đề cho chuyển đổi số nông nghiệp

Chương trình Canh tác lúa thông minh thể hiện rõ nhiều lợi ích và cần tiếp tục lan tỏa. Đặc biệt trong bối cảnh giá vật tư, phân bón tăng cao như hiện nay.

27/10/2021