Giá / Tin nông nghiệp

Tăng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Tăng mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Tác giả: Phương Thảo
Ngày đăng: 07/11/2016

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 147/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Một trong những nội dung sửa đổi là điều chỉnh mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện và sản xuất nước sạch.

Theo sửa đổi, mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh và cơ sở sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3.

Trong ảnh: Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng sẽ có nguồn thu tốt hơn từ dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, Nghị định 147 quy định mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả DVMTR là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kWh) nhân với mức chi trả DVMTR tính trên 1kWh (36 đồng/kWh).

Mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả DVMTR là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người tiêu dùng. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả DVMTR tính trên 1m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).

Ngoài ra, Nghị định 147 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được chi trả tiền DVMTR. Theo đó, đối tượng được chi trả tiền DVMTR gồm: Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (hộ nhận khoán); UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng DVMTR; các tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật có cung ứng DVMTR.


Có thể bạn quan tâm

Nhà nông dồn sức cho vụ hoa tết Nhà nông dồn sức cho vụ hoa tết

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2017 nên vào thời điểm này, nông dân Khánh Hòa đang tất bật chăm sóc các vườn hoa với mong muốn được mùa.

07/11/2016
Đua tranh làm giàu ở CLB 200 triệu Đua tranh làm giàu ở CLB 200 triệu

Đến phường Tân Thành, TP.Cà Mau, đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về chuyện làm ăn của các nông dân (ND) trong Câu lạc bộ (CLB) cánh đồng 200 triệu

07/11/2016
1,5 triệu con gà đồi Yên Thế sẵn sàng đón Tết 1,5 triệu con gà đồi Yên Thế sẵn sàng đón Tết

Các chủ trang trại và hộ chăn nuôi ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ, phát triển thương hiệu gà đồi để cung cấp cho thị trường

07/11/2016