Tăng Cường Quản Lý Nuôi Chim Yến

Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.
Về âm thanh sử dụng trong hoạt động nuôi chim yến, cường độ không vượt quá 70 dBA từ 6 đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Ngoài ra, các cơ sở nuôi chim yến còn phải đáp ứng các quy định về vị trí xây dựng, vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh, khai thác và sơ chế tổ yến theo quy định tại Thông tư 35/2013/ TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Bình Dương hiện có trên 40 cơ sở, các nhà nuôi chim yến, tập trung nhiều nhất ở khu đô thị Mỹ Phước (huyện Bến Cát) và một số ở TP.Thủ Dầu Một và TX.Thuận An…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, 3.300/3.500ha lúa hè thu chính vụ của huyện Núi Thành đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, một số trà muộn ở thời kỳ cuối đẻ nhánh.

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.