Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Ở Ninh Hải (Ninh Thuận)

Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.
Nhằm duy trì và đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản ổn định, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây nên, huyện Ninh Hải tiến hành kiểm soát chặt chẽ tôm giống; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các lô tôm giống của các cơ sở sản xuất giống; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh trong danh mục; thực hiện kế hoạch thu mẫu định kỳ, đột xuất để giám sát các bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô, bệnh hoại tử cơ…
Ngoài ra huyện khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản thả giống tôm nuôi tuân thủ theo lịch thời vụ; chỉ sử dụng con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; thường xuyên tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng ao đìa nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm trang trại nuôi chim cút của anh Hưng cho thu lãi gần trăm triệu đồng, tạo điều kiện cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khá...

Với hơn 20 ha trồng cam sành, mỗi năm đem về cho gia đình ông Lê Văn Hít (Năm Hít) ở ấp 3, xã Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang không dưới 500 triệu đồng.

Hiện nay khi tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi thì việc vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh càng được các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Và nuôi lợn theo mô hình khép kín của gia đình anh Bùi Danh Dự, phố Chu Văn An, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi.