Tăng cường hỗ trợ các hộ trồng rừng và trang trại
Anh Hải cho biết, như các nhóm nông dân khác nằm trong chương trình “Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) Việt Nam”, từ các hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, những hộ trồng rừng thôn Lem đã liên kết với nhau thành tổ hợp tác liên kết sản xuất rừng.
“Nhờ sản xuất theo chuỗi khép kín (trồng, khai thác, chế biến và kinh doanh gỗ rừng), thu nhập của các thành viên trong tổ hợp tác (THT) được cải thiện đáng kể...” - anh Nguyễn Đình Hải – Tổ trưởng THT liên kết trồng rừng thôn Lem, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình (Yên Bái) chia sẻ tại hội nghị “Kết nối các tổ chức sản xuất rừng và trang trại với thị trường” do Ban Hợp tác quốc tế thuộc T.Ư Hội NDVN tổ chức ngày 12.11 tại Hà Nội. Anh Hải cho biết, như các nhóm nông dân khác nằm trong chương trình “Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) Việt Nam”, từ các hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, những hộ trồng rừng thôn Lem đã liên kết với nhau thành tổ hợp tác liên kết sản xuất rừng.
Chương trình được triển khai tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái với các hoạt động chính: Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất rừng và trang trại về khả năng kinh doanh và vận động chính sách; tạo diễn đàn liên ngành và chia sẻ kinh nghiệm với khu vực và quốc tế.
Trong ảnh: Tổ hợp tác liên nhóm nông dân trồng và sản xuất quế xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) giới thiệu các sản phẩm trong hội chợ nông nghiệp đang diễn tại Hà Nội. Ảnh: Thu Hà
“Đến nay, sau 2 năm thực hiện, đã có 9 THT với 159 thành viên tham gia được hưởng lợi từ chương trình với 4 chuỗi sản phẩm gồm: Gỗ keo, gỗ mỡ, quế và hồi được hình thành. Thu nhập bình quân của các THT tăng 3 – 12%”, ông Nguyễn Xuân Định -Giám đốc Chương trình FFF thông tin.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, các THT đã mang các sản phẩm xuống Hà Nội tham dự hội chợ triển lãm các sản phẩm nông, lâm nghiệp tại địa chỉ số 489 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Bước đầu, các sản phẩm đã được người tiêu dùng Thủ đô tìm hiểu và tin dùng. Nằm trong chuỗi sản xuất quế, anh Phạm Xuân Giao-Tổ phó THT liên nhóm trồng và sản xuất quế xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) khoe: “Tham gia hội chợ, chúng tôi đã bán hết 5 tạ vỏ quế và 10 lít tinh dầu quế chỉ trong vòng hơn 1 ngày. Cũng tại hội chợ, đã có nhiều doanh nghiệp muốn ngỏ ý hợp tác làm ăn lâu dài với THT của chúng tôi”.
“Thời gian tới, bên cạnh hỗ trợ THT mở rộng diện tích trồng rừng, Chương trình FFF còn đa dạng hóa các sản phẩm lâm nghiệp và chú trọng đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm theo chuỗi giá trị của THT” - ông Định cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Thành lập năm 2011 với 20 thành viên, trong đó có 7 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo, đến nay các thành viên trong tổ nghề nghiệp chuyên nuôi bò đều đã thoát nghèo
Nhiều địa phương bước đầu đã phát huy hiệu quả, giúp các hộ nghèo vùng đồng bào DTTS thay đổi nhận thức, có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Kết quả mô hình cũng cho thấy mức đầu tư thấp hơn so với ruộng sử dụng các loại phân đơn thường (đạm, lân, kali), do vậy tăng thu nhập cho người nông dân.