Giá / Tin thủy sản

Tận dụng nước thải trong nuôi ghép có thật sự an toàn?

Tận dụng nước thải trong nuôi ghép có thật sự an toàn?
Tác giả: Đặng Tuấn
Ngày đăng: 28/04/2020

Những mô hình tận dụng nguồn nước thải trong nuôi ghép có mang lại hiệu quả kinh tế và an toàn cho sức khỏe người ăn hay không?

Nước thải đã qua xử lí

Ở Việt Nam đã có rất nhiều mô hình nuôi thủy sản ghép, nuôi kết hợp để tận dụng nguồn lợi từ nước thải trong quá trình nuôi như mô hình tôm – cá rô phi, cá tra – cá rô phi, tôm – sò huyết mang lại hiệu quả cao. Cá rô phi, sò huyết, … có tác dụng như  “máy lọc nước sinh học” góp phần giảm bớt lượng thuốc, hóa chất đưa xuống ao nuôi, giảm áp lực khí độc đáy ao và là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh các quy trình nuôi thâm canh tăng mạnh. Một số loài cá còn có thể làm thức ăn cho con người và vật nuôi, tuy nhiên có nhiều nghi vấn rằng: “Sử dụng các loài cá có sức chịu đựng độc tố lớn, có thể sống và phát triển bình thường dưới môi trường độc hại liệu có tích lũy lâu dài trong cơ thịt cá và có an toàn khi dùng làm thức ăn cho con người hay không ?”.

Theo một nghiên cứu mới, việc ăn cá được nuôi trong nước thải đã xử lý không đe dọa đến sức khỏe con người. Nhưng để có chất lượng thịt cá tốt nhất, các chủ cơ sơ nuôi phải có cho mình một quy trình xử lí nước thải đạt chuẩn và tuân thủ nghiêm ngặt các bước.

Quy trình xử lí nước thải tiêu chuẩn ba giai đoạn

Xử lý nước thải chính (Primary Wastewater Treatment)

Nước thải chưa qua xử lí chứa nhiều chất rắn có kích thước lớn như giấy vệ sinh, vải vụn, tã giấy, túi nilong. Các chất này cần được lấy ra trong công đoạn đầu tiên của quy trình xử lý, ít nhất là để tránh tắc nghẽn và có thể gây sự cố cho các thiết bị khác tại nhà máy xử lý nước thải. Nước thải được đưa qua một số bể chứa và bộ lọc tách nước ra khỏi các chất gây ô nhiễm, “bùn” còn lại sau đó được xử lí nhiệt trong đó quá trình xử lý tiếp theo. Lượng bùn này chứa gần 50% chất rắn lơ lửng trong nước thải.

Xử lý nước thải thứ cấp

Xử lý thứ cấp nước thải sử dụng quá trình oxy hóa để tiếp tục làm sạch nước thải. Điều này có thể được thực hiện theo một trong ba cách:

Lọc sinh học: Phương pháp xử lý thứ cấp nước thải này sử dụng các bộ lọc cát, bộ lọc tiếp xúc hoặc bộ lọc nhỏ giọt để đảm bảo loại bỏ trầm tích bổ sung khỏi nước thải. Trong ba bộ lọc, bộ lọc nhỏ giọt thường hiệu quả nhất để xử lý nước thải nhỏ.

Sục khí: là một quá trình lâu dài nhưng hiệu quả đòi hỏi phải trộn nước thải với dung dịch vi sinh vật. Hỗn hợp thu được sau đó được sục khí lên đến 30 giờ một lần để đảm bảo kết quả.

Ao oxy hóa:  thường được sử dụng ở những nơi ấm áp hơn. Nước thải được chứa ở những thủy vực tự nhiên như đầm phá trong một khoảng thời gian và sau đó được giữ lại trong hai đến ba tuần.

Xử lý nước thải cấp ba (Tertiary wastewater)

Là giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình làm sạch giúp cải thiện chất lượng nước thải trước khi nước được tái sử dụng, tái chế hoặc thải ra môi trường. Xử lý loại bỏ các hợp chất và chất vô cơ còn lại như nitơ và phốt pho nhưng không loại bỏ các hợp chất hữu cơ. Các chất như than hoạt tính và cát là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hỗ trợ quá trình này. Xử lý nước theo 3 bước trên là cơ sở cho các hệ thống xử lý nước thải truyền thống hoạt động, nếu am hiểu về quy trình này người nuôi có thể nâng cấp để đem lại hiệu quả tối ưu hơn.

Góc nhìn khoa học của mô hình tái sử dụng nước thải trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản bằng cách tái sử dụng nước thải đã xử lý cấp ba đang được thực hiện trên toàn thế giới, tuy nhiên nghiên cứu khoa học vẫn còn ít ỏi, đặc biệt là khía cạnh tích lũy sinh học trong cơ thịt cá của các các vi chất hữu cơ điển hình (OMPs) bao gồm các nguyên tố kim loại nặng, dược phẩm, hóa phẩm như thuốc trừ sâu, dung môi và chất tẩy rửa.

Trong một nghiên cứu thực nghiệm, cá chép được nuôi trong môi trường chứa 0%, 50% và 100% nước thải đã xử lý cấp ba trong 5 tháng. Mục tiêu là đánh giá mô hình nuôi cá trong nước thải đã qua xử lý có ảnh hưởng đến các đặc điểm quan trọng về hiệu quả kinh tế như tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe của cá nuôi và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.

Kết quả sau thực nghiệm cho thấy, hàm lượng kim loại nặng trong cơ cá nằm dưới mức tối đa cho phép của FAO và EU, an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. 7/40 OMPs được sàng lọc đã được phát hiện trong các mẫu nước ít nhất một lần. Trong số 19 OMPs được phân tích trong các mô cá, 4 OMPs được phát hiện ở những con cá bị phơi nhiễm. Carbamazepine (thuốc chống co giật) và diclofenac (chất chống viêm) đã được phát hiện trong cơ và gan cá được nuôi trong 50% và 100% nước thải đã xử lý cấp ba ở nồng độ có thể đo được. Nồng độ carbamazepine-epoxide và benadryl (diphenhydramine) nằm dưới mức giới hạn định lượng trong cơ của cá bị phơi nhiễm, trong khi diphenhydramine được phát hiện trên mức cho phép trong hai mẫu gan của cá được nuôi trong 100% nước thải đã xử lý cấp ba.

Dựa trên những phát hiện được trình bày, năng suất và thông số sức khỏe của cá không bị ảnh hưởng khi nuôi trong nước thải đã xử lý cấp ba, nước thải đã xử lý cấp ba có thể được sử dụng thành công để nuôi cá và cá nuôi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn hiện có về tích lũy kim loại nặng. Tuy nhiên, vấn đề tích lũy OMPs cần được nghiên cứu thêm ở các loài cá và điều kiện nuôi khác nhau để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cộng đồng.


Có thể bạn quan tâm

Khử ô nhiễm kim loại nặng trong nước bằng nanocarbon tích điện Khử ô nhiễm kim loại nặng trong nước bằng nanocarbon tích điện

Nước thải công nghiệp là nguồn chứa rất nhiều độc tố kim loại nặng, cần được xử lý kịp thời trên quy mô lớn, nếu không sẽ để lại hậu quả môi trường nặng nề

28/04/2020
Nỗ lực đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản Nỗ lực đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy sản

Đa dạng hóa nghề nuôi là cách tốt nhất để đón đầu những biến động mà ta không lường trước được.

28/04/2020
Tác nhân gây bệnh trên cá Nheo ở Việt Nam Tác nhân gây bệnh trên cá Nheo ở Việt Nam

Trong nghiên cứu này, vi khuẩn được phân lập từ cá bệnh từ 22 trang trại ở bốn tỉnh miền Bắc Việt Nam đang bùng phát.

28/04/2020