Giá / Tin thủy sản

Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2)

Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2)
Tác giả: Hồ Điệp (dịch, tổng hợp)
Ngày đăng: 11/07/2018

7/ Hoạt động & Lợi ích của thức ăn enzim:

• Giảm độ nhớt đường ruột

• Nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và protein.

• Cải thiện giá trị trao đổi năng lượng biểu kiến (AME) của chế độ ăn uống

• Tăng tỷ lệ hấp thụ thức ăn, cân nặng và khối lượng thức ăn

• Giảm lượng amoniac thải ra

• Cải thiện tiêu hóa các chất dinh dưỡng.

Enzim nội sinh trong hệ thống tiêu hóa  của cá / tôm giúp phá vỡ các phân tử hữu cơ lớn như tinh bột, cellulose và protein thành các chất đơn giản hơn.

Quá trình tiêu hóa carbohydrate cũng được cải thiện nhờ sử dụng men vi khuẩn enzim. Bổ sung enzim ngoại sinh carbohydrate vào thức ăn tăng sự hấp thụ carbohydrate  không có sẵn trong khẩu phần ăn.  Mức độ polysaccharides không tinh bột (NSP) cao như  cellulose, xylans và mannans làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhiều nguyên liệu thực vật. Hầu hết các loài động vật không tự sản xuất ra enzim đường ruột để tiêu hóa các carbohydrate.

8/ Enzim và chức năng

Sử dụng enzim có thể là một giải pháp để giải quyết tỷ lệ tử vong ấu trùng cao ở động vật thủy sản. Đường ruột của ấu trùng động vật thủy sản ngắn hơn và tương đối kém phát triển so với khi chúng trưởng thành. Việc nuôi ấu trùng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng enzim. 

Axit phytic là một trong những yếu tố kháng dinh dưỡng mạnh mẽ nhất trong số các nguyên liệu từ thực vật. Hoạt tính kháng dinh dưỡng của acid phytic có thể được loại bỏ bằng việc bổ sung các enzim liên quan, ví dụ như phytase. Các axit phytic hoặc phytate trong ngũ cốc, hạt cây họ đậu và hạt dầu liên kết với phốt pho, canxi và magiê, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, protein và axit amin. Hầu hết các loài cá không có các enzim để phá vỡ các phytate và giải phóng các chất dinh dưỡng, vì thế các chất này sẽ trôi qua cơ thể cá và không được tiêu hóa. Đây là lý do tại sao có tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng có giá trị từ các nguồn thực vật không được vật nuôi tiêu hóa và bị lãng phí, trở thành các chất thải. Nuôi bằng enzim phytase không chỉ giải phóng phốt pho từ phytate mà còn giải phóng khoáng chất và các axit amin được liên kết, tạo điều kiện để hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng.

Việc áp dụng và lợi ích của phytase cho vật nuôi cũng đã được ghi chép kỹ lưỡng. Hơn 80% lượng phốt pho trong giống cây trồng là ở dạng phytate. Dạng thức này khiến các enzim đường ruột ở cá / tôm không thể tiêu hóa được. Hơn nữa, phytate hình thành nên các chelate với một số lượng lớn của các cation khoáng (K, Mg, Ca, Zn, Fe, Cu) và các hợp chất khác với protein và các axit amin, do đó làm giảm tính khả dụng sinh học của các khoáng chất khác và khả năng tiêu hóa của protein.

9/ Ưu điểm của phytase

1.  Khi liên kết phốt pho trong phytate trở thành chất dinh dưỡng do sự bổ sung phytase, tạp chất của phốt pho vô cơ như bột cá có thể giảm xuống đáng kể.

2. Phytase làm giảm số lượng các chất dinh dưỡng thải ra môi trường bằng cách tạo ra liên kết phốt pho cho cá tăng trưởng - vì thế,  nó được đưa vào cơ thể cá thay vì thải ra.

3. Phytase được bổ sung vào chế độ ăn cải thiện protein và axit amin tiêu hóa ở cá.

4. Phytase có thể cải thiện năng lượng trao đổi của thức ăn bằng cách phá vỡ hợp chất phytate-lipid.

5. Nguồn protein từ thực vật rẻ hơn có thể thay thế cho bột cá, từ đó giảm chi phí thức ăn.

6. Chế độ ăn uống bổ sung phytase đã được chứng minh là cho kết quả tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng cao hơn, ngoài ra hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng tốt hơn so với chế độ ăn thông thường.

7. Phytase giảm tải lượng phốt pho trong phân của cá và tôm.

8. Phytase cải thiện khả năng tiêu hóa protein và phốt pho.

10/ Polysaccharides không tinh bột (NSP)

Một yếu tố kháng dinh dưỡng quan trọng nữa có thể được giải quyết bằng các enzim là polysaccharides không tinh bột (NSP) - có trong các nguyên liệu từ thực vật và có khả năng làm giảm hiệu suất của vật nuôi. Tác dụng chống dinh dưỡng của chúng chủ yếu là do khả năng làm tăng độ nhớt trong ruột và bao vây các chất dinh dưỡng, làm cho chúng khó tiêu. Vì động vật thiếu enzim đường ruột để có thể phân hủy polysaccharides không tinh bột, nên việc bổ sung enzim phân hủy vào chế độ ăn sẽ phá vỡ các yếu tố chống dinh dưỡng, từ đó cho kết quả tiêu thụ thức ăn tốt hơn.

11/ Tác động của việc nuôi bằng enzim trong nuôi trồng thủy sản bền vững.

Nuôi trồng thủy sản thành công và bền vững phụ thuộc vào việc sử dụng thức có giá thành phải chăng, và thân thiện môi trường. Chi phí cho thức ăn là chủ yếu, chiếm 50 -60% tổng chi phí hoạt động thâm canh. Sử dụng thành phần thức ăn chính là bột cá rất tốn kém và sự cạnh tranh về nguồn cung cấp từ các ngành công nghiệp chăn nuôi khác cũng ngày càng tăng.

Do đó, công trình nghiên cứu đã tập trung tìm ra các giải pháp thay thế bột cá. Một giải pháp đưa ra là thay thế bột cá bằng protein thực vật có bổ sung enzim thức ăn. Enzim phytase có thể giải phóng liên kết phốt pho trong phytate và điều này cho phép các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôl cắt giảm bột cá và giảm bớt chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc cải thiện khả năng tận dụng phốt pho cũng làm giảm lượng chất dinh dưỡng thải ra môi trường.

Enzim được sử dụng trong thức ăn thủy sản bởi vì chúng là những sản phẩm tự nhiên của quá trình lên men, và do đó không gây ra mối đe dọa nào cho sức khỏe của cá / tôm và môi trường ao nuôi. Enzim làm giảm các vấn đề về lượng phốt pho cao trong môi trường ao nuôi và giảm nồng độ amoniac trong nước ao.

12/ Kết luận

Các enzim có thể giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống thức ăn thủy sản thân thiện môi trường. Hiện nay, việc sử dụng các enzim có thể làm giảm 5% lượng bột cá khoảng trong hầu hết các thức ăn thủy sản, nhưng kết quả còn có thể tốt hơn nữa khi các kỹ thuật được chọn lọc kỹ. Điều này có thể làm giảm nhu cầu bột cá của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm tới.

Việc sử dụng các enzim như một chất phụ gia trong chăn nuôi đã nhanh chóng được nhân rộng và là công cụ quan trọng trong việc sử dụng thức ăn thủy sản. Mặc dù lợi ích kinh tế và xã hội của các enzim đã được thể hiện tốt, tương lai của thức ăn enzim sẽ là một điểm sáng trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ốc bươu đen trong ao, tạo thêm thu nhập Nuôi ốc bươu đen trong ao, tạo thêm thu nhập

Ông Lê Hoàng Thanh ở ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ thả nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) thương phẩm cho thu nhập khá

11/07/2018
Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1) Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1)

Tầm quan trọng của việc bổ sung enzim cho tôm và cá trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1)

11/07/2018
Xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản bằng biện pháp sinh học Xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản bằng biện pháp sinh học

Do nhu cầu ngày một tăng lên đối với cá tươi và tình trạng khai thác quá mức đang diễn ra ở các đại dương, nuôi trồng thủy sản ngày càng chứng tỏ quan trọng

11/07/2018