Giá / Tin thủy sản

Tại sao nuôi cá đối chưa bao giờ lỗi thời?

Tại sao nuôi cá đối chưa bao giờ lỗi thời?
Tác giả: Hà Tử - Theo The Fish Site
Ngày đăng: 15/04/2020

Cá đối là loài cá có thị trường rộng lớn, nuôi được ở nhiều điều kiện khác nhau.

Có nên tiếp tục đầu tư nuôi cá đối không?

Từ thời Ai Cập và La Mã cổ đại, người ta đã cực kỳ thích cá đối. Với cá đối, bạn nghĩ gì? Nhiều người trong chúng ta, ngay cả những người trong nghề nuôi trồng thủy sản cũng không quá quen thuộc với loài cá này?  Nhưng một số nền văn minh nổi tiếng từ xa xưa đã rất thích ăn và cá đối đã từng được nuôi rất rộng rãi.

Cá đối cùng với cá chép là một trong những loài cá đầu tiên được nuôi trong ao và giữ vai trò chi phối lớn trong cả hai nền văn hóa ẩm thực Địa Trung Hải và Trung Đông. Trong chữ tượng hình Ai Cập đã mô tả việc người dân đánh bắt và nuôi cá đối một cách đáng kinh ngạc vào tận 4.300 năm trước.

Và trong suốt lịch sử, loài cá này không kén chọn bất kỳ tầng lớp xã hội nào. Có nhiều tài liệu chỉ ra rằng cá đối là cá yêu thích của các nhà quý tộc La Mã cổ đại, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực của dân ven biển nước Úc. Ở Hawaii, cá đối rất phổ biến nên chúng được đặt tên là vua cá  “ama ama”. Ngày nay cá đối vẫn được đánh giá cao, thậm chí trở thành “ cá đắc nhất “ ở Philippines, được bán giá hơn 100USD mỗi kg.

Sơ lược về cá đối

Có hơn 70 loài thuộc họ cá đối phân bố trên toàn cầu, nhất là các vùng ven biển. Chúng được coi là loài có khoảng chịu đựng độ mặn rộng. Cá đối sử dụng thức ăn để chuyển đổi thành nguồn năng lượng rất hiệu quả. Hơn nửa chúng có thể ăn thủy sinh thực vật và động vật phù du từ trong nước.

Thịt và trứng cá đối được xem là một món ngon. Các ngư dân thường nói đùa với nhau rằng “cá đối là loài cá ngon nhất mà bạn không bao giờ bắt được”. Người dân vùng Eric Williams tiết lộ cá đối là loài cá có thị trường rộng lớn, nuôi được ở nhiều điều kiện khác nhau. Chúng cũng là ứng cử viên tuyệt vời cho việc nuôi trồng thủy sản bền vững do có thể ăn thủy sinh thực vật. Tiến sĩ Luciano Vislchez-Gosmez phát biểu “Cá đối là quá khứ, hiện tại và cả tương lai của ngành thủy sản”.

Đáng ngạc nhiên là nhiều quốc gia sản xuất cá đối hàng đầu thế giới nhưng lại ở các khu vực khác nhau, bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Isreal, Italya, Ai Cập. Mỗi năm các nước này sản xuất gần 200.000 tấn cá đối. Trong đó Ai Cập trong suốt nhiều năm liền là nước có mức độ sản xuất cao nhất  khoảng 150.000 tấn (số liệu năm 2016).

Hệ thống và phương pháp nuôi

Hết ở Ai Cập, cá đối được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, nơi có hỗn hợp các mô hình canh tác sử sụng được cho nhiều độ mặn khác nhau. Trong đó hơn 75% nông dân sử dụng ao đất , một số ít cũng được nuôi trong lồng nổi, trên ruộng lúa và ở một số sa mạc được tích hợp với đồng bằng. Hầu hết các hệ thống nuôi đều được đầu tư theo hình thức chuyên sâu. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn hết là tất cả nguồn con giống đều lấy từ tự nhiên. 

Tổng kết năm 2016 có 92,9 triệu con cá bột đã bị bắt trong tự nhiên. Việc này gây ra nhiều lo ngại về vấn đề đánh bắt quá mức. Tuy nhiên, đánh bắt loại này đều là những cư dân ven biển, không có nghề khác để thay thế nên rất khó khăn trong việc nghiêm cấm. Giá dao động khoảng 17.3 USD mỗi 1000 cá bột.

Mặc dù chính phủ Ai Cập và các tổ chức của Mỹ đã hỗ trợ các quy trình sản xuất trong trại giống và tài trợ xây dựng một trang trại quy mô, nhưng rất khó để cạnh tranh với giống tự nhiên. Giá của giống ấp trong trại gấp tới 15 lần so với cá giống tự nhiên. Vì vậy việc tìm biện pháp thay thế những khuyết điểm là vô cùng cần thiết để làm cho giống nhân tạo trở nên khả thi hơn về mặt thương mại.

Cá đối giống

Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, việc khai thác giống cá tự nhiên này chắc chắn sẽ “phá sản” trong vài năm nữa . Thêm vào đó, cá giống được ấp nhân tạo mạng lại nhiều lợi thế hơn, hoạt động tốt hơn trong điều kiện nuôi nhốt, có tốc độ tăng trưởng đồng đều hơn và ít mang mầm bệnh hơn, mục tiêu cuối cùng cũng là mang lại lợi ích cho người dân. 

Kế hoạch của Châu Âu

Cá đối xám là 1 trong 6 loài được ưu tiên của dự án Đa dạng hóa do EU tài trợ. Dự án giải thích nếu sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc nuôi cá đối xám thì sẽ tạo ra một nguồn protein chất lượng cao. Hơn nữa  trứng và khô cá đối được xem là một món ngon đắc giá ở Địa Trung Hải và Châu Á, làm tăng thêm giá trị văn hóa cho loài này.

Dự án đã tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng quy mô các trại giống  và khắc phục những khó khăn trước mắt. Một trong những rào cản trước mắt là sản xuất thành công trứng chất lượng cao trong điều kiện nhân tạo. Hai dự án nghiên cứu đã thành công trong việc khắc phục rối loạn chức năng sinh sản bằng cách phát triển công nghệ mới giúp nhân giống và tách đàn cho cá.

Để góp phần làm bền vững ngành sản xuất thức ăn cho cá, việc tái chế các phụ phẩm đã và đang được nghiên cứu rất sôi nổi. Vì mỗi ngày chúng ta vứt đi rất nhiều tài nguyên với chi phí môi trường cao. Một chuyên gia đã thử nghiệm men bia để nuôi cá đối và kết quả cho thấy đầy hứa hẹn.

Tương lai

Chính phủ Ai Cập đã đưa ra đề xuất cho một trại giống lớn ở sa mạc Sinai với công suất hằng năm theo kế hoạch đạt 10 triệu cá bột. Mọi thứ dường như đã sẵn  sàng, để tận dụng cơ hội này thương mại hóa việc sản xuất cá đối bền vững.

Từ việc được nuôi bởi người Ai Cập và La Mã cổ đại, cá đối cuối cùng cũng sẳn sàng cho tương lai. Nhưng ai sẽ dẫn đầu?


Có thể bạn quan tâm

Qatar mở trang trại nuôi tôm siêu thâm canh đầu tiên Qatar mở trang trại nuôi tôm siêu thâm canh đầu tiên

Trang trại mới đang xây dựng tại làng Al Areesh - Shamal, phía bắc Qatar, được thiết kế với công suất sản xuất 1000 tấn bao gồm trại sản xuất giống

15/04/2020
Châu Âu lên kế hoạch trồng rong biển quy mô công nghiệp Châu Âu lên kế hoạch trồng rong biển quy mô công nghiệp

Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Công nghiệp Rong biển Scotland ở Oban (Scotland), các công ty châu Âu đã đưa ra một kế hoạch hấp dẫn về trồng rong biển

15/04/2020
Tác dụng của hoa oải hương đến cá chép nuôi Tác dụng của hoa oải hương đến cá chép nuôi

Chế độ ăn uống bổ sung hoa oải hương cho thấy rõ ràng có tác dụng chống viêm ở cá chép, giúp tăng cường sức khỏe, điều hòa stress, chống oxy hóa trên cá chép.

15/04/2020