Sâu Đục Trái Gây Hư Hại Mít Trồng
Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Mít trái khi chín tới đã bị thối cuống, hư múi và sinh dòi, nhiều cây rơi rụng cả trái mít non. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do vườn mít trồng trên đất núi mới khai phá với mật độ dày lại không chăm sóc kỹ, nên đã tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.
Trước tình hình trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người trồng mít cần làm vệ sinh vườn, tỉa bớt các cành lá và tiêu huỷ ngay các trái mít non hư rụng bằng cách đào hố chôn và rải lên một lớp vôi sống. Khi phát hiện có sâu, có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật để phun diệt. Đặc biệt để tránh sâu bệnh, người trồng mít phải chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, trồng cây mật độ thưa theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và bón thúc phân đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày lúa chín rộ, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành mối quan tâm lớn của các hộ nông dân. Câu chuyện về chiếc máy gặt vì thế cũng trở nên “sốt” hơn, nhất là ở nơi đồng chiêm trũng Lương Tài (Bắc Ninh).
Từ nhiều năm nay, cây chuối tiêu hồng được người dân Khoái Châu (Hưng Yên) đem về trồng xen thêm các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, gừng… trên đất ruộng, trong đó chủ yếu là trồng lạc xen chuối. Cách làm này vừa tận dụng được diện tích đất nông nghiệp vừa phát huy tối đa hiệu quả cây trồng nên mang lại thu nhập cao cho người dân.
Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.