Giá / Tin thủy sản

Sáu cách giúp tăng tốc thủy sản bền vững

Sáu cách giúp tăng tốc thủy sản bền vững
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 17/03/2021

Sáu cách giúp đảm bảo rằng ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu (bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng) trở nên bền vững hơn đã được nêu trong một báo cáo mới do Liên Hợp Quốc công bố trong tuần này.

Được gọi là Tăng tốc Thủy sản Bền vững, bài báo cáo này dựa trên kết quả của quá trình ‘chạy nước rút’ được tổng kết bởi Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc về Nền tảng Hoạt động Kinh doanh Đại dương Bền vững. Qua ba cuộc họp của 50 bên liên quan từ lĩnh vực chính sách, kinh doanh, khoa học và tài chính đã thảo luận về biện pháp có thể đẩy nhanh sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Cuộc họp đầu tiên tập trung vào vai trò của phép đo lường, bao gồm các công cụ và phương tiện để có thể so sánh hiệu quả giữa các công ty thủy sản. Các đại biểu đã thảo luận về “các hình thức đánh giá tính bền vững mới đã thúc đẩy ‘cuộc đua lên vị trí dẫn đầu’ giữa các công ty như thế nào, từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển bền vững của ngành thủy sản”.

Cuộc họp thứ hai tập trung vào vai trò của tài chính và làm thế nào để các cơ chế tài chính truyền thống và các cơ chế tài chính đổi mới có thể đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Bài báo cáo lập luận rằng việc tài trợ cho thủy sản bền vững “đồng nghĩa với việc mở khóa vốn tư nhân và vốn công cho các dự án bền vững cũng như đóng vai trò là “người gác cổng” quan trọng để đảm bảo các khoản đầu tư được hướng tới các hoạt động bền vững hơn và các điều kiện làm việc tốt hơn”.

Cuộc họp cuối cùng tập trung vào vai trò của các khuôn khổ chính sách và quy định trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho chuỗi giá trị thủy sản. Cuộc họp đã được nghe thông tin từ một số nghiên cứu chính sách điển hình thể hiện tham vọng gần đây.

Các tác giả lưu ý: “Xuyên suốt tất cả các cuộc họp đã có một chủ đề sôi nổi: chuyển đổi theo hướng bền vững sẽ đòi hỏi nỗ lực tập thể và hợp tác trong toàn bộ chuỗi giá trị thủy sản”.

“Với cả Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của Liên hợp quốc và Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên hợp quốc (COP 26) diễn ra trong năm nay, năm 2021 thể hiện một cơ hội duy nhất để thế giới tăng tốc tốc độ phát triển sản xuất thủy sản bền vững,” họ bổ sung thêm.

Sáu cách được LHQ xác định

1. Phê chuẩn, tuân thủ quy định và quản trị tổng hợp

Đầu tiên liên quan đến việc cải thiện sử dụng và phê chuẩn các khuôn khổ hiện có. Việc phê chuẩn các công ước quốc tế, chẳng hạn như Hiệp định 2016 về các biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) và Công ước C188 về Đánh bắt thủy sản, 2007 (Tổ chức lao động quốc tế - ILO 188) là điều tối quan trọng trong cuộc chiến chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU). Khai thác các công cụ hỗ trợ của họ và sử dụng các khuôn khổ quản lý tổng hợp, chẳng hạn như Nguyên tắc Ứng xử của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc về Đánh bắt thủy sản có trách nhiệm năm 1995, cũng như cống hiến nguồn lực thích hợp để đảm bảo tuân thủ các quy định quốc gia hiện hành là điều cần thiết để thúc đẩy toàn cầu hướng tới thủy sản bền vững. Tài chính và kinh doanh có thể hỗ trợ điều này bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn và công ước quốc tế làm tài liệu tham khảo khi tài trợ cho các dự án.

2. Đảm bảo ngành thủy sản bền vững về mặt xã hội

Mối quan tâm thứ hai là đảm bảo một ngành thủy sản bền vững về mặt xã hội, nơi mà cuộc chiến chống lại khai thác trái phép IUU vẫn còn gắn liền với nhân quyền. Khi các xu hướng đối với luật nhân quyền bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà đầu tư đối với yếu tố ‘S’ trong nhóm các yếu tố ESG (môi trường, xã hội và quản trị), các công ty thủy sản có thể chuẩn bị bằng cách khai thác các tiêu chuẩn hiện có trong khi các chương trình chứng nhận và ghi nhãn có thể mở rộng trọng tâm của họ để bao gồm các khía cạnh bền vững xã hội.

Những “người gác cổng” tài chính (từ các sàn giao dịch chứng khoán và chủ nợ đến các công ty bảo hiểm và cổ phần tư nhân) có thể tận dụng đòn bẩy quyền lực của họ và gây ảnh hưởng đến tính bền vững bằng cách quyết định tài trợ những gì và tài trợ dưới những điều kiện nào.

3. Mở khóa tài chính bền vững

Thứ ba, mở khóa tài chính bền vững sẽ là chìa khóa để hỗ trợ khả năng lãnh đạo và hiệu suất. Điều này đòi hỏi một môi trường thuận lợi phù hợp, do mối quan hệ đối tác với các ngân hàng đa phương, sự kết hợp của các yếu tố bền vững phi tài chính vào hệ thống tài chính và tiếp tục phân tích các rủi ro sinh thái xã hội chuyển thành rủi ro tài chính như thế nào. Những “người gác cổng” tài chính (từ các sàn giao dịch chứng khoán và chủ nợ đến các công ty bảo hiểm và cổ phần tư nhân) có thể tận dụng đòn bẩy quyền lực của họ và gây ảnh hưởng đến tính bền vững bằng cách quyết định tài trợ những gì và tài trợ dưới những điều kiện nào.

4. Đảm bảo quyền truy cập vào dữ liệu phi tài chính được tiêu chuẩn hóa chất lượng cao

Thứ tư, quyền truy cập vào dữ liệu phi tài chính được tiêu chuẩn hóa chất lượng cao vẫn là một điểm nghẽn then chốt. Dữ liệu chất lượng trong toàn bộ chuỗi giá trị rất quan trọng để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, cả trong các công ty và cho các nhà đầu tư đánh giá tính bền vững của các công ty và lĩnh vực riêng lẻ. Để thúc đẩy môi trường công bố dữ liệu thuộc về liên hiệp công ty, có phạm vi báo cáo phi tài chính đề cao tính bắt buộc trong toàn bộ chuỗi cung ứng, trong mối quan hệ cộng tác chặt chẽ với các nhà sản xuất và chế biến. Các chỉ số và tiêu chuẩn ESG mà hữu ích trong việc cho phép so sánh giữa các công ty có thể được đẩy mạnh hơn nữa thông qua các thỏa thuận báo cáo tiêu chuẩn hóa trong ngành về các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) quan trọng, chẳng hạn như đối với Sáng kiến Cá hồi Toàn cầu (GSI).

5. Vượt ra ngoài tính minh bạch: từ quá trình định lượng tiến độ đến thành tích khen thưởng

Tuy nhiên, tính minh bạch và dữ liệu đơn thuần không nhất thiết phải tương đương với hiệu suất. Vượt xa ra ngoài việc công bố thông tin thì việc định lượng tiến độ và thành tích khen thưởng là những bước quan trọng tiếp theo nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Ở đây, cần phải phát triển các công cụ tiêu chuẩn hóa có tính đến toàn bộ chuỗi giá trị và cho phép các công ty theo dõi và định lượng tiến độ đạt được so với các mục tiêu chung được xác định dựa trên khoa học.

6. Công nhận hải sản trong các hệ thống thực phẩm bền vững

Cách thứ sáu liên quan đến tầm quan trọng của việc công nhận vai trò hiện tại và tương lai của thủy sản trong hệ thống thực phẩm toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc sắp tới (dự kiến tổ chức vào năm 2021) là cơ hội để tạo xúc tác hành động phối hợp cần thiết giữa các chính phủ để kết nối toàn diện sản xuất lương thực với nhu cầu dinh dưỡng và củng cố sự công nhận về mặt chính trị đối với thủy sản.

Việc tái cấu trúc hải sản và mở khóa tất cả các yếu tố hỗ trợ đã được xác định sẽ đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong cách tường thuật và tư duy toàn cầu. Sự thay đổi này, bao gồm nhu cầu củng cố các biện pháp thực hành không bền vững như một rủi ro kinh doanh cơ bản,mà nó sẽ đòi hỏi nỗ lực tập thể và hợp tác của tất cả những người định hình hệ thống.

Các mối quan hệ hợp tác chẳng hạn như trong Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc về Nền tảng Hoạt động Kinh doanh Đại dương Bền vững cho thấy có sự sẵn sàng vượt qua thách thức từ ngành thủy sản, các tác giả kết luận.


Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để nuôi trồng thủy sản có thể tăng cường an ninh lương thực Làm thế nào để nuôi trồng thủy sản có thể tăng cường an ninh lương thực

Một tài liệu mới cung cấp hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách về việc mở rộng nuôi trồng thủy sản, nhằm cải thiện khẩu phần ăn

17/03/2021
Thức ăn ép đùn có liên quan đến dị tật ở cá wrasse nuôi Thức ăn ép đùn có liên quan đến dị tật ở cá wrasse nuôi

Một loạt thử nghiệm thức ăn cho thấy rằng không nên cho ăn thức ăn ép khuôn vì nó có liên quan đến sự phát triển của dị tật xương

17/03/2021
Tương lai của nghề nuôi cá rô phi: góc nhìn của người trong cuộc Tương lai của nghề nuôi cá rô phi: góc nhìn của người trong cuộc

Adam Taylor - người sáng lập công ty sản xuất cá rô phi lớn nhất ở châu Phi nhìn thấy được phạm vi cải tiến rất lớn trong lĩnh vực này

17/03/2021