Giá / Mô hình kinh tế

Sâu Ăn Lá Bồ Đề Gây Hại Diện Tích Rừng

Sâu Ăn Lá Bồ Đề Gây Hại Diện Tích Rừng
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/08/2011

Những ngày qua, sâu ăn lá bồ đề đang phát sinh và gây hại rất nhanh trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái), tập trung chủ yếu ở 3 thôn Xiêng 1, bản Tại, Lũng xã Tân Lập và hiện đang có xu hướng lây lan sang những xã lân cận như Tân Lĩnh, Phan Thanh...

Kết quả kiểm tra của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) Lục Yên cho thấy, loại sâu hại là sâu khoang, sâu xanh với diện tích nhiễm tăng từ 5 ha lên tới gần 20 ha chỉ trong vòng 1 tuần từ khi phát hiện, trong đó, diện tích nhiễm nặng khoảng 6 - 8 ha, tỷ lệ hại trung bình từ 20 - 25%, cục bộ có nơi 80 - 90%. Tại những nơi nhiễm nặng, sâu đã ăn trụi lá, ăn cả cành non khiến cây bồ đề không thể ra lá tái sinh dẫn đến chết.

Chị Hoàng Thị Ri - khuyến nông viên phụ trách xã Tân Lập cho biết: “Đây là một loại sâu mới, ban đêm sâu ăn mạnh, ngày chúng trú ẩn ở dưới gốc”.

Hiện nay, xã Tân Lập có 80 ha rừng bồ đề, thống kê sơ bộ, trung bình mỗi ngày sâu phá hại gần 1 ha. Với sự phát triển nhanh, mạnh của loại sâu này nếu không có biện pháp diệt trừ thì sâu sẽ tiếp tục gây hại cả về diện tích cũng như mức độ. Gia đình anh Bàn Văn Hanh ở bản Xiêng 1, xã Tân Lập, sâu đã phá hại cả 3 ha bồ đề của gia đình, anh buồn bã: “Sâu ăn hết cả lá, kể cả lá non mới nhú lên, chẳng biết cây còn sống được hay không?”.

Trước tình hình đó, Trạm BVTV Lục Yên sau khi đi điều tra thực tế đã có những giải pháp trước mắt diệt trừ sâu hại như bắt bằng phương pháp thủ công, dùng bẫy đèn hoặc dùng biện pháp hoá học... Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cũng vào cuộc để cùng chính quyền xã Tân Lập và người dân diệt trừ sâu.

Bà Hoàng Thị Tờ - quyền Trưởng Trạm BVTV huyện Lục Yên cho biết: “Mật độ sâu cao mà cây chưa đến tuổi chưa thu hoạch, biện pháp phòng trừ thủ công rất khó mà biện pháp hoá học lại càng khó hơn vì không có bình động cơ để phun…”.

Do cây bồ đề cao, sâu lại ăn bắt đầu từ ngọn, đặc biệt là sự phá hại này lại trải dài trên một diện tích rộng hàng chục hecta, nhiều nơi rừng rậm rạp, xa nơi ở của người dân nên việc diệt trừ sâu, bảo vệ rừng trồng ở Lục Yên đang gặp rất nhiều khó khăn


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

13/08/2011
Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch Mô Hình Làm Giàu Từ Rau Sạch

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

13/08/2011
Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL

13/08/2011