Giá / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi

Sản Xuất Thành Công Nấm Linh Chi
Tác giả: 
Ngày đăng: 03/05/2012

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất nấm Linh Chi.

Bà Phùng Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cho biết, sau thời gian 1 năm theo dõi 2.000 chai giống nấm tại trung tâm cho thấy: Nấm Linh Chi phát triển tốt, sợi mọc đồng đều, không bị nhiễm các loại nấm khác và nhiễm vi khuẩn. Trung tâm đã triển khai thực nghiệm và sản xuất thành công giống nấm Linh Chi để cung cấp nấm giống cho các đơn vị sản xuất.

Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, có tác dụng lớn trong hạ huyết áp, điều trị, phòng bệnh ung thư. Nhà nuôi trồng nấm Linh Chi phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, nhiệt độ thích hợp cho sợi nấm mọc và phát triển từ 25 - 28 độ C. Thời gian chăm sóc từ 70 - 80 ngày, khi nào thấy mũ nấm Linh Chi có màu nâu đồng nhất thì bắt đầu thu hái đợt 1.

Nguyên liệu để sản xuất nấm Linh Chi chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm và gỗ cứng (trừ gỗ có tinh dầu và độc tố), bã mía thải của các nhà máy mía đường. Sau khi xử lý nguyên liệu, bào tử nấm sẽ được cấy vào túi nguyên liệu. Bịch nấm sau khi nuôi sợi khoảng 20 - 25 ngày, sợi nấm mọc được 1/2 bịch nấm, nuôi khoảng 45 - 50 ngày sẽ hình thành quả thể nấm, năng suất đạt bình quân từ 35 kg khô/1 tấn nguyên liệu khô, giá bán hiện nay trên thị trường đạt 350.000 đồng/kg nấm Linh Chi.

Có thể bạn quan tâm

Thành Công Từ Mô Hình Lúa – Tôm Thành Công Từ Mô Hình Lúa – Tôm

Xuất thân từ một gia đình “nông dân nòi” ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, Lưu Hoàng Anh rất chí thú làm ăn. Anh xác định, là nông dân phải gắn bó với ruộng đồng, phải biết tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó ắt sẽ thành công.

03/05/2012
Hỗ Trợ Cá Giống Cho Người Nông Dân Hỗ Trợ Cá Giống Cho Người Nông Dân

Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.

03/05/2012
Sử Dụng Giống Bắp NK67 Nhập Từ Indonesia Nguy Cơ Mất Trắng Hàng Trăm Ha Bắp Sử Dụng Giống Bắp NK67 Nhập Từ Indonesia Nguy Cơ Mất Trắng Hàng Trăm Ha Bắp

Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.

03/05/2012