Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch

Sắn (mì) vừa trúng mùa, lại được giá, năng suất bình quân đạt 28-30 tạ/ha, nông dân Thừa Thiên - Huế thu lãi 40-50 triệu đồng/ha.
Chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Quảng An (huyện Quảng Điền), người có gần 2ha sắn, cho biết: "Năm 2010, giá thu mua củ sắn tươi chỉ ở mức 900 - 1.000 đồng/kg, sau đó nhích dần lên 1.200-1.400 đồng/kg. Với giá này, nông dân chúng tôi rất mừng vì sản xuất có lãi cao".
Không chỉ người dân huyện Quảng Điền vui mừng vì giá sắn cao mà hàng ngàn hộ nông dân tại các vùng chuyên canh sắn như Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông... cũng đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch để không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Một người trồng sắn ở thôn Hà An, xã Hương Phú (huyện Nam Đông) bộc bạch: "Mấy năm gần đây, sắn được mùa nên gia đình tôi tận dụng quỹ đất và thu hoạch rừng keo tràm của mình để trồng sắn. Niên vụ này, gia đình có gần 1ha sắn, cho lãi trên 40 triệu đồng".
Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá sắn tăng cao là do sức tiêu thụ tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước tăng mạnh. Đặc biệt, từ khi Nhà máy tinh bột sắn Phong An đi vào hoạt động và cam kết thu mua sắn với giá ổn định giúp nông dân trên địa bàn tỉnh an tâm sản xuất. Mặt khác, theo giải thích của các chuyên gia ngành nông nghiệp, tại một số nước có diện tích trồng sắn lớn như Thái Lan, Trung Quốc, sau một thời gian canh tác, loại cây này đã làm đất chai cứng, bị sa mạc hóa không thể trồng tiếp. Họ khuyến cáo người dân nên giảm bớt quỹ đất trồng sắn để cải tạo, giữ tài nguyên đất. Vì thế, nguồn nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy hoạt động giảm dần, đẩy giá sắn nguyên liệu tăng mạnh.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, niên vụ sắn năm nay, do thời tiết diễn biến thuận lợi nên việc sản xuất diễn ra suôn sẻ, diện tích sắn toàn tỉnh đạt khoảng 5.500ha. Các giống sắn được trồng phổ biến hiện nay là KM94, KM 98-2…; năng suất bình quân đạt 28-30 tấn củ tươi/ha, cá biệt có nơi đạt trên 30 tấn/ha. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, bà con không nên thấy giá sắn nguyên liệu tăng cao mà ồ ạt xuống giống, mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch, để rồi lại mắc phải điệp khúc "được mùa, mất giá", dẫn đến thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.

Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.

Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.