Giá / Tin nông nghiệp

Rừng xanh trên đại ngàn Sông Mã

Rừng xanh trên đại ngàn Sông Mã
Tác giả: Kiều Thiện
Ngày đăng: 16/06/2016

Chăm chút từng gốc cây

Những ngày vừa qua, dọc Quốc lộ 4G, kéo dài mấy chục km từ xã Mường Sai vào đến Nà Nghịu, Mường Lầm của huyện Sông Mã, nơi nào cũng thấy nhiều giáo viên, học sinh cùng dân bản “ra quân trồng rừng”. Tại khu vực bản Sai (xã Mường Sai), mới 9 giờ sáng đã có nhiều cây mới trồng đang được các em học sinh chôn cọc, buộc lạt đan thành hàng rào chắc chắn quanh gốc cây. Em Lò Thị Hạnh, học sinh lớp 8A, Trường THCS xã Mường Sai cho biết: “Chúng cháu rất vui khi được tham gia trồng cây gây rừng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Ở đây, học sinh các trường đều ra quân trồng cây, khi trồng phải rào cẩn thận và chăm bón cho đến khi nghỉ hè”.

Nếu có những chính sách khuyến khích bảo vệ rừng như cấp gạo hỗ trợ người trồng và bảo vệ rừng; nâng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lên tương đương với các vùng khác trên địa bàn tỉnh thì chắc chắn sẽ khuyến khích người dân Sông Mã vào cuộc tốt hơn so với mức phí chỉ 10.000 đồng/ha/năm như hiện nay”.

Bà Lê Thị Yến

Các em trồng cây ở khu vực bản nào thì cán bộ và dân bản đó phải tham gia giám sát ngay từ khi nhận cây giống về và tiếp nhận lại số cây trồng mới để chăm sóc, bảo quản, đảm bảo cây sống với tỷ lệ cao. Những cây này được cấp giống từ vườm ươm của các công ty lâm nghiệp nên chất lượng đảm bảo.

Bên lối vào bản Mo của xã Chiềng Khương, chúng tôi thấy hàng chục cây nhãn, xoan, bạch đàn… đã được rào cẩn thận. Anh Lò Văn Anh, dân bản Mo cho biết: “Năm nào người dân Sông Mã chúng tôi cũng ra quân trồng rừng vào dịp 19.5 nhân kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng năm nay huyện đổi mới cách làm, không ra quân rầm rộ mà giao chỉ tiêu cho các trường học, các bản lựa thời tiết thuận lợi để trồng rừng”.

Thay đổi cách bảo vệ rừng

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Mã – anh Đào Văn Tưởng phấn khởi cho biết: “Năm nay, tuy thời tiết khắc nghiệt hơn hẳn những năm trước, nhưng kết quả bảo vệ rừng ở địa bàn chúng tôi lại cao hơn bởi tỷ lệ các vụ phá rừng làm nương, khai thác lâm sản trái phép, cháy rừng… giảm hẳn. Kết quả này có được cũng nhờ các cấp chính quyền và nhân dân đã vào cuộc đồng bộ, hiệu quả hơn, trách nhiệm hơn…”.

Ông Lò Văn Uy, dân bản Huổi Trạng, xã Mường Cai tự hào khoe: “Xã Mường Cai chúng tôi tuy là xã đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm huyện, nhưng nói về trồng rừng và bảo vệ rừng thì ít xã nào trong huyện làm tốt như vậy. Có thể thấy rõ hàng chục ha đất rừng mà trước đây dân phá để làm nương, nay đã xanh mướt cây keo và bạch đàn. Những vườn bạch đàn trồng được gần 10 năm tuổi nay đã có nhiều người tới hỏi mua gỗ. Thế là chúng tôi có thêm một khoản thu nhập”.

Trò chuyện với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Lê Thị Yến cho biết thêm: “Từ năm 2015 đến nay, với sự tham mưu tích cực của Hạt Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc, khuyến khích bảo vệ và phát triển vốn rừng; trong đó tập trung làm rõ trách nhiệm của chủ rừng với chính quyền cơ sở, người dân đã nhận khoanh khoán đất rừng. Nhờ thế trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao”.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi heo, giỏi tính sẽ lời to Chăn nuôi heo, giỏi tính sẽ lời to

Với mục đích muốn heo bán được giá cao, thu lợi nhanh, một số ít hộ chăn nuôi đã bị “vạ lây” bởi chất cấm, chủ yếu là do thương lái xúi giục hoặc dùng thức ăn có trộn sẵn chất cấm cho heo mà không hay biết.

16/06/2016
Vinamilk tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp Vinamilk tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp

Sữa tươi Vinamilk Organic được sản xuất với nguồn sữa tươi hữu cơ từ đàn bò được chăn thả trên những cánh đồng cỏ rộng lớn hoàn toàn tự nhiên.

16/06/2016
Trồng dâu nuôi tằm - làm chơi, ăn thật Trồng dâu nuôi tằm - làm chơi, ăn thật

Mô hình trồng dâu, nuôi tằm được nhiều hộ nông dân Khánh Hòa triển khai từ năm 2014 đến nay và đang đem lại thu nhập khá cho nhiều bà con nông dân.

16/06/2016