Rầu Vì Sâu Cuốn Lá
Lâu ngày không gặp, cuối tuần rồi, trên đường về quê, Tư tôi tranh thủ ghé thăm anh Chín Hương An ở huyện Quế Sơn. Chạm ngõ, thấy cửa đóng then cài, hỏi người hàng xóm thì được biết vợ chồng anh đang ở ngoài đồng, tôi tìm ra ruộng.
- Chi mà cả vợ lẫn chồng đều mang bình thuốc xịt trên ruộng lúa non rứa ông anh?
- Vừa diệt xong ốc bươu vàng thì khoảng 10 ngày trở lại đây sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên diện rộng. Bây giờ, nhiều vạt lúa đã cháy trắng xóa, nếu không khẩn trương phun trừ thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mất mùa...
Đầu vụ hè thu này, vợ chồng anh Chín Hương An triển khai gieo sạ 6 sào lúa bằng loại giống dài ngày Nhị ưu 838. Cách đây chừng nửa tháng, thấy ốc bươu vàng xuất hiện mỗi lúc một nhiều, sợ mùa màng thất bát nên mọi người phải túc trực thường xuyên ở ngoài đồng để bắt và tiêu hủy. Chưa kịp mừng vì ốc bươu vàng không còn gây hại thì hơn một tuần nay, anh Chín lại lao đao trước sự hoành hành ngày càng dữ dội của sâu cuốn lá.
Anh Chín lắc đầu: “Cuối tháng 6, thấy sâu cuốn lá gây hại rải rác, tui lập tức mua thuốc về xịt nhưng tình hình không giảm mà còn lan rộng. Chừ cây mạ đang đẻ nhánh rộ, nếu không tiêu diệt loại sâu nguy hiểm này thì sản lượng lúa tụt giảm mạnh là điều khó tránh khỏi, thậm chí mất trắng”.
Trao đổi với Tư tôi, ông Nguyễn Văn Chín - Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, 3 tuần trở lại đây, sâu cuốn lá bùng phát rất mạnh trên khắp các cánh đồng lúa của huyện. Tính đến thời điểm này tại 14 xã, thị trấn đã có ít nhất 150ha lúa non bị gây hại. Theo ông Chín, sâu cuốn lá thường nở rộ và gây hại trên phạm vi rộng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, trổ.
Để phòng trừ tốt, nông dân cần tích cực giám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình. Thời kỳ lúa đẻ nhánh, chỉ nên phun thuốc khi mật độ sâu xuất hiện chừng 20 con/m2, bởi trong giai đoạn này nếu sâu gây hại với mật độ thấp thì thiệt hại không đáng kể vì cây lúa có khả năng tự bù đắp.
Còn ở thời kỳ lúa làm đòng và trổ, nếu sâu xuất hiện với mật độ 6 - 9 con/m2 thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ. ông Chínkhuyến cáo: “Quan sát đồng ruộng, nếu thấy bướm rộ nhiều thì bà con tiến hành phun thuốc sau đó khoảng 5 - 7 ngày để diệt sâu mới nở, cách này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.
Có thể bạn quan tâm
Ở thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản (Bình Phước) hiện có rất nhiều hộ khá lên nhờ trồng cây tầm vông. Giá tầm vông tương đối ổn định, khi thu hoạch tùy loại lớn nhỏ có giá bình quân từ 10 đến 25 ngàn đồng/cây. Sau mỗi đợt thu hoạch, trừ chi phí nông dân thu lãi gần 60 triệu đồng/ha tầm vông. Loại cây này còn rất hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất xấu.
Việc thiếu quy định về mức thuế đối với Indonesia là "bất ngờ thực sự" duy nhất trong các mức thuế đối kháng sơ bộ của Mỹ đặt ra đối với bảy quốc gia sản xuất tôm công bố hôm thứ Tư, một nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cho biết
Đó là tâm lý chung của đa số nông dân khi vụ hè thu khởi đầu không mấy thuận lợi. Sau vụ đông xuân giá lúa giảm mạnh, nhiều người kỳ vọng vụ hè thu sẽ gỡ gạc lại chút đỉnh nhưng diễn biến ở những vùng thu hoạch sớm cho thấy, có thể vụ này nông dân lại gặp điệp khúc “trúng mùa rớt giá”.