Rau Muống Giúp Nông Dân Làm Giàu

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.
Đây được xem là mô hình sản xuất hiệu quả, không chỉ tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi mà còn giúp ND tăng thu nhập.
Ông Châu Văn Bảy ở ấp Hiệp Thạnh, có 1ha trồng lúa nếp và rau muống cho biết, vụ vừa rồi, mỗi công đất (1.000m2) ông thu khoảng 400kg hạt rau muống, với giá bán từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi gần 10 triệu đồng/công. Ông khẳng định, 1 công rau muống lấy hạt hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trồng 1 công lúa.
Theo ông Bảy, kỹ thuật trồng rau muống lấy hạt khá đơn giản, khâu làm đất giống như với lúa, chỉ khác là phải cấy thành hàng, mỗi cây cách nhau khoảng 3 - 4cm (trước khi cấy, rau muống được gieo sạ, khi rau cao khoảng một gang tay thì trồng).
Rau muống từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch hạt khoảng 4 tháng nên khi bà con thu hoạch lúa nếp thì cũng chuẩn bị thu hoạch rau muống. Về giống, hiện nay rau muống chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống - giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.
Chi phí trồng rau muống tương đương trồng lúa, nhưng nhờ giá bán hạt cao nên hiệu quả mang lại rất lớn. Nếu trồng 1 vụ rau muống lấy hạt, tiếp tục trồng 2 vụ lúa nếp hè thu và thu đông liền theo, mỗi ha canh tác có thể cho lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Hội ND xã Hiệp Xương, người trồng rau muống lấy hạt mong có liên kết với các doanh nghiệp để sản phẩm có nơi tiêu thụ ổn. Năm 2012 vừa qua, Quỹ Hỗ trợ ND tỉnh An Giang đã hỗ trợ vốn cho 20 hộ trồng rau muống mở rộng diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.