Rau hữu cơ "5 không" tại Sóc Sơn, Hà Nội được trồng thế nào?
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong trồng rau hữu cơ giúp bà con xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội tạo ra những lứa rau sạch đạt chất lượng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Trong ảnh: Những luống rau xanh, sạch của bà con xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Bizmedia.
Để có những thửa rau sạch, trong suốt quá trình canh tác, bà con nông dân luôn tuân thủ nguyên tắc "5 không". Đó là không sử dụng phân bón hóa học; không dùng những chất biến đổi gen; không dùng chất kích thích sinh trưởng để phun, tưới lên rau; không dùng các loại thuốc diệt cỏ cũng như không dùng thuốc trừ sâu. Thay vào đó, để phòng trừ sâu bệnh gây hại, bà con dùng tỏi, gừng giã nhuyễn, trộn với rượu rồi phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ bắt thủ công.
Trong suốt quá trình sinh trưởng của rau, người trồng chỉ bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ hoại mục từ trước đó ít nhất 3 tháng. Sau khi bón phân, người dân phải đợi đúng thời gian cho phép mới thu hoạch rau. Toàn bộ nước tưới rau đều được xét nghiệm bảo đảm tiêu chuẩn, không bị nhiễm hóa chất độc hại và kim loại nặng.
Do không có sự can thiệp của các chế phẩm hóa học, không chứa yếu tố gây hại như dư lượng nitrat, dư lượng hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật hay vi sinh vật gây bệnh nên các lứa rau ở đây luôn sạch và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Không những thế, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình canh tác còn giúp bảo vệ đất trồng và nguồn nước không bị ô nhiễm, đồng thời, bảo vệ chính sức khỏe của người nông dân.
Nhờ thực hiện đúng quy tắc "5 không", bà con nông dân Thanh Xuân đã tạo ra những vựa rau chất lượng, an toàn, đem lại thu nhập cao. Với 21ha đất chuyên canh rau hữu cơ, trung bình mỗi tháng, bà con nơi đây thu lãi số tiền gần 2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Theo phản ánh của nhiều người nuôi lợn ở khu vực ĐBSCL, giá lợn hơi vẫn tiếp tục biến động theo hướng giảm mạnh, khiến bà con nông dân đứng ngồi không yên
Nhằm hỗ trợ người dân, hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa thông qua nghị quyết mới về chính sách hỗ trợ giữ gìn và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản
"Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia ngày 26.12 tại huyện Cư M’gar (Đăk Lăk)