Giá / Tin nông nghiệp

Quản lý rầy nâu hiệu quả và giữ vững sức khỏe cây lúa

Quản lý rầy nâu hiệu quả và giữ vững sức khỏe cây lúa
Tác giả: Hoàng Vũ - Thanh Tuyền
Ngày đăng: 28/09/2021

ĐBSCL đang trong vụ thu đông, cây lúa ở giai đoạn đòng trổ rất dễ mẫn cảm với dịch hại, trong đó rầy nâu làm cho nhà nông lo ngại nhất.

Từ trước đến nay, rầy nâu hại lúa luôn là nỗi lo trong canh tác lúa. Ảnh: Hoàng Vũ.

Rầy nâu là đối tượng cần được quan tâm vì chúng có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất cuối vụ nếu không có giải pháp quản lý kịp thời. Từ trước đến nay, rầy nâu hại lúa luôn là nỗi lo hàng đầu trong canh tác. Vốn là loại côn trùng chích hút, có sức gây hại mạnh khiến lúa suy kiệt vì tắt nghẽn con đường vận chuyển dinh dưỡng và trao đổi chất bên trong cây lúa.

Rầy nâu có thể xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, lúa còn nhỏ chúng sẽ sống tập trung dưới gốc lúa và chích hút phần non làm cây còi cọc, nếu nặng sẽ khô héo và chết. Lúa bước vào giai đoạn đòng trổ thì do phần dưới thân đã cứng nên rầy sẽ tập trung gây hại ở phần trên, những chỗ non mềm hơn, ở cuốn bông để hút nhựa khiến bông lúa về sau khô héo, lép lửng hoặc lép cả bông. Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đây là bệnh hại vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Lúc lúa bước vào thời kỳ đòng trổ thì rễ lúa sẽ kém phát triển dần, các bộ phận cũng không còn khả năng phục hồi như trước vì đã qua giai đoạn sinh trưởng mạnh và bước vào thời kỳ sinh sản.

Nhưng đây lại là lúc quyết định và tạo tiền đề cho năng suất nên nông dân cần thận trọng trước những sản phẩm kém chất lượng, gây nóng lúa sau khi phun. Biểu hiện nóng lúa nông dân rất dễ dàng nhận thấy, lúa sẽ bị vàng chóp lá và lá lúa bị xuống màu. Đối với lúa trổ thì biểu hiện là bông bị nám, những điều này đều gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng suất cũng như phẩm chất hạt lúa.

Không phun thuốc rầy để áp lực ngày một tăng vọt là điều không thể, phun thuốc diệt được rầy nâu mà không an toàn khiến lúa bị ảnh hưởng cũng không nên. Vì vậy điều quan trọng là nông dân nên lựa chọn sản phẩm phòng trừ rầy nâu từ đơn vị uy tín để vừa hiệu quả mà vừa an toàn.

Gắn bó với bà con đã 25 năm và trong suốt quá trình hình thành phát triển, Công ty TNHH TM Tân Thành tự tin mang đến những sản phẩm chất lượng cũng như an toàn cho đồng ruộng và thuốc trừ rầy TT – Led 70WG là sản phẩm điển hình nhằm quản lý hiệu quả cả rầy cám và rầy trưởng thành với hiệu lực kéo dài, giúp bà con an tâm hơn ở khâu quản lý rầy nâu trên lúa.

Hơn nữa, thành phần phụ gia tiên tiến bên trong sản phẩm không hề gây nóng lúa nên bà con có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng, ngay cả ở giai đoạn lúa trổ bông. 

Bên cạnh đó thì ở các thời kỳ quan trọng và nói riêng là đòng trổ, nông dân có thể kết hợp sử dụng Plastimula 1SL, sản phẩm sẽ giúp cây lúa tăng sức đề kháng, vượt qua được các trở ngại và phục hồi nhanh sau khi rầy nâu cũng như các dịch hại khác tấn công.

Plastimula 1SL có công dụng chính là kích thích hệ rễ của cây lúa phát triển mạnh mẽ, nếu bước sang giai đoạn làm đòng mà cây lúa có một hệ rễ khỏe thì sẽ tận dụng tốt dinh dưỡng để kích thích tiến trình phân hóa đòng diễn ra mạnh mẽ, đạt mục tiêu cho nhiều hạt trên nhánh gié cũng như nhiều nhánh gié trên bông, từ đó gia tăng năng suất.

Điều quan trọng trong quản lý rầy nâu là bà con phải thăm đồng thường xuyên nhằm theo dõi sự xuất hiện của rầy và mật số rầy. Nếu phát hiện rầy đã đạt ngưỡng 3 con/tép cần phun thuốc ngay để hạ mật số.


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng thuốc trừ cỏ dại ra sao khi mùa vụ đến gần? Sử dụng thuốc trừ cỏ dại ra sao khi mùa vụ đến gần?

Cỏ dại bùng phát mạnh vào mùa mưa, gây nguy cơ cháy rừng rất cao vào mùa khô, còn là nơi trú ẩn của các loại côn trùng và các loại chuột.

28/09/2021
Sâu keo mùa thu hoành hành khắp nơi Sâu keo mùa thu hoành hành khắp nơi

Các nhà khoa học đang đau đầu tìm cách “đánh chặn” sâu keo mùa thu đang tàn phá dữ dội nhiều loại cây trồng và đang có xu hướng lan rộng sang các châu lục.

28/09/2021
Ứng dụng phân bón công nghệ nano trong canh tác nông nghiệp Ứng dụng phân bón công nghệ nano trong canh tác nông nghiệp

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ phân bón, giúp người dân giảm chi phí và tăng năng suất cây trồng.

28/09/2021