Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.
Để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu đời sống của ngư dân và việc bảo vệ nguồn lợi tôm hùm con trong tự nhiên, bảo đảm môi trường cho các hoạt động du lịch, thể thao và trật tự an toàn giao thông trên biển, ngày 25/12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Chị thị số 01 về việc quản lý nghề bẫy tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận.
Theo đó, cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền, các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông nơi có các tàu thuyền thường qua lại. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động trên toàn vùng biển Bình Thuận trong thời gian từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi tôm hùm trong mùa sinh sản. Trong thời gian cấm đánh bắt, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư lưới cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt trước đó.
UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn cứ đặc thù địa hình ven biển và hoạt động cụ thể ở các vùng biển ven bờ của địa phương để phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở ngành liên quan khảo sát, xác định vị trí, khu vực để ban hành quy định khu vực cấm bẫy bắt tôm hùm con tại địa phương mình, lấy ý kiến Sở Nông nghiệp - PTNT trước khi ban hành.
UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo cho các xã phường, thị trấn ven biển tổ chức rà soát, thống kê số lượng ngư dân hành nghề bẫy tôm hùm con trên địa bàn, trên cơ sở đó tổ chức sắp xếp, quản lý hoạt động nghề bẫy tôm hùm con đúng mùa vụ, đúng khu vực cho phép hoạt động (trừ khu vực cấm). Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).

Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.

Trong chuyến công tác về xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tình cờ chúng tôi được gặp những người nông dân trong Hiệp hội nuôi tôm Quảng Xá. Hầu hết những nông dân này đều ở độ tuổi 7X, là những người cần cù, năng động và có nhiều sáng tạo trong làm ăn. Tuy nhiên, do rủi ro trong sản xuất dẫn đến nhiều người phải trắng tay, nợ ngân hàng và điều quan trọng hơn đó là họ chưa có định hướng mới trong sản xuất với những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả như hiện nay.