Giá / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bán Thâm Canh

Phương Pháp Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bán Thâm Canh
Tác giả: 
Ngày đăng: 18/05/2011

Với phong trào nuôi tôm thẻ phát triển như hiện nay, nuôi bán thâm canh theo hướng thân thiện là rất cần thiết. TSVN xin giới thiệu một số lưu ý kỹ thuật khi áp dụng hình thức này trong nuôi tôm thẻ chân trắng.

I. Chuẩn bị ao nuôi

1. Cải tạo ao: Tháo cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ. Bón vôi lần 1 kết hợp phơi nắng (lượng vôi 700-1.000kg/ha). Cày lật đất đáy, bón vôi lần 2 kết hợp phơi nắng đáy ao (lượng vôi 700-1.000kg/ha). San bằng nền đáy ao. Làm lưới ngăn chim, rào chắn xung quanh ao để ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh.

- Bộ phận thu gom chất thải: Khoảng 5-7% diện tích ao nuôi ở trung tâm được làm thành lồng lưới hình tròn hay vuông, hoặc chắn ở góc ao nuôi, gồm 2 lớp lưới, cố định lưới bằng khung tre (mắt lưới ngoài 1-2mm, lưới trong 10-15mm), sau 50-60 ngày nuôi tháo bỏ lớp lưới ngoài.

2. Diệt tạp và xử lý nước: Diệt tạp bằng saponine: Nơi có độ mặn 15‰ dùng 10ppm. Khử trùng nước bằng một trong các loại như BKC, hợp chất của Iod... theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Những ao nuôi bị dịch bệnh ở vụ trước, có thể khử trùng nguồn nước bằng Chlorine (20-30ppm).

3. Gây màu nước: Sau 3-5 ngày xử lý nước, bổ sung chế phẩm sinh học như SuperVS 1 lần/ngày liên tục trong 5 ngày, lượng 3-5ppm/lần. Sử dụng phân vô cơ, gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng phân NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1, lượng 2-3 kg/1000m3 trong2-3 ngày, kết hợp quạt nước. Đối với ao gây màu khó, cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá: đậu nành, cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3. Khi đạt độ trong 30- 40cm là thích hợp, màu xanh nâu hoặc xanh lá chuối non.

4. Các chỉ tiêu lý hoá nước ao nuôi: Trước khi thả tôm giống 1 tuần có thể sử dụng sản phẩm ổn định pH, như pH FIXER 0,5 ppm/lần/ngày liên tục trong 7 ngày. Các yếu tố nước cần phải đạt: ôxy hoà tan trên 4 mg/l;pH 7,5-8,5; nhiệt độ nước 28-300C; độ kiềm 80-100mg/l; NH3

II. Thả giống

1. Chọn tôm giống: Tôm giống phải đạt kích cỡ P12 – P15, đạt chất lượng sau khi được kiểm dịch, nên chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất uy tín.

2. Thả tôm giống: Thời gian thả giống là sáng sớm hoặc chiều mát. Ngâm túi tôm giống vào ao trong 30 phút. Kiểm tra nhiệt độ, độ mặn và độ pH của nước trong túi tôm. Nếu môi trường nước trong túi tôm và ao nuôi có sự khác biệt, thì cứ 10C về nhiệt độ, 1 đơn vị độ mặn và 0,1 đơn vị pH nên thuần hoá tôm thêm 15 phút. Mở miệng các túi tôm cho nước từ từ chảy vào đầy túi, sau đó thả tôm ra ngoài. Có thể thả tôm giống vào 2 giai để theo dõi tỷ lệ sống (kích cỡ mỗi giai 1m x 1m x 1m), 100 con/giai. Mật độ tôm giống: 80 con/m2.

Chú ý: Sau 15 ngày, kiểm tra tỷ lệ sống 1 giai và sau 30 ngày kiểm tra giai còn lại. Tính trung bình số tôm sống ở 2 giai này để ước tỷ lệ sốngcho cả ao.

3 Thả cá giống: Sau khi thả tôm giống 1 tháng thì tiến hành thả cá giống vào lồng nuôi: Mật độ: 0,25 con/m2 diện tích ao. Kích cỡ cá: 50-100 gam/con. Nơi có độ mặn >20‰, thả cá chua, cá rô phi đen. Nơi có độ mặn

III. Chăm sóc quản lý

1. Quản lý thức ăn

1.1 Thức ăn cho tôm: Sau khi thả tôm 1 ngày, cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, chia làm 4-5 lần/ngày. Bổ sung thêm khoáng, men đường ruột, vitamin C. Lượng cho ăn 0,6-0,8kg thức ăn/10 vạn Post, sau 2 ngày tăng 1 lần với lượng tăng 0,2-0,3 kg/10 vạn, tuỳ kích cỡ giống thả và nguồn thức ăn tự nhiên.

Bảng: Lượng thức ăn hàng ngày cho 10 vạn giống

tom the - thuc an hang ngay.jpg

- Đến ngày thứ 30 nên có sàn thức ăn (nhá) và dùng các biện pháp kỹ thuật khác (định kỳ chài tôm, theo dõi lượng thức ăn trong ruột, diễn biến màu nước... ), tình hình sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn mà điều chỉnh theo từng lần cho ăn.

Bảng: Lượng thức ăn và tỷ lệ cho vào nhá

tom the - ty le cho an.jpg

- Quản lý thức ăn tốt thường đạt hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 1,0 - 1,1.

1.2 Thức ăn cho cá: Sử dụng mùn bã hữu cơ trong ao ăn.

2. Quản lý môi trường ao nuôi

2.1. Chế độ hoạt động máy quạt nước:

tom the - thoi gian hoat dong may quat nuoc.jpg

2.2. Độ kiềm nước: Cần phải bảo đảm độ kiềm 80-100ppm, đặc biệt từ tháng nuôi thứ 2 phải định kỳ bón vôi 2-3 ngày/lần, liều lượng 10-20 ppm/lần để nâng và ổn định độ kiềm.

2.3. Các yếu tố môi trường:

Độ pH: 7,5-8,5, định kỳ xử lý pH Fixer 0,5ppm/lần/tuần. H2S:

Oxy hòa tan: >4mg/l, trường hợp tôm nổi đầu do thiếu oxy có thể xử lý bằng Hi Oxy, liều lượng 1- 2ppm/lần. Ngoài ra, quản lý sức khỏe tôm nuôi thông qua quan sát màu sắc và hoạt động của tôm để xử lý kịp thời.

IV. Thu hoạch: Trước khi thu hoạch 15-20 ngày có thể bổ sung SODAMIX 7-10 ppm/lần/2-3 ngày để nâng cao tỷ lệ tôm cứng vỏ. Khi tôm đạt kích cỡ 80-100 con/kg, tiến hành thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Hai Giống Lúa Thuần Được Công Nhận Hai Giống Lúa Thuần Được Công Nhận

Cục Trồng trọt, Bộ NN- PTNT vừa có Quyết định số 431/QĐ - TT - CLT ngày 8/9/2011 công nhận hai giống lúa quốc gia cho Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh

18/05/2011
Nuôi Tôm Càng Xanh Và Cá Rô Đơn Tính Nuôi Tôm Càng Xanh Và Cá Rô Đơn Tính

Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo

18/05/2011
Sẽ Sớm Ban Hành Chế Tài Xử Lý DN Sẽ Sớm Ban Hành Chế Tài Xử Lý DN "Bỏ Rơi" Cánh Đồng Mẫu

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.

18/05/2011