Giá / Tin thủy sản

Phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm

Phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm
Tác giả: Trọng Hoàng - TT. Khuyến nông
Ngày đăng: 16/01/2019

Việc quản lý môi trường ao nuôi tôm công nghiệp theo hướng sử dụng đơn thuần thuốc kháng sinh hoặc chế phẩm sinh học thường xảy ra độ rủi ro, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm. Một giải pháp sử dụng thực vật phù du để hấp phụ các khí độc trong ao nuôi tôm công nghiệp qua cơ chế lọc tảo của cá rô phi được nhiều người dân áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kể. Bài viết sau đây xin giới thiệu về tính ăn lọc và việc nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm.  

Ao nuôi tôm và lồng nuôi ghép cá rô phi  

Tính lọc của cá rô phi

Các rô phi thường được xem là cá ăn lọc do khả năng lọc tảo trong nước rất hiệu quả. Trong tự nhiên, cá rô phi cũng là loài ăn tạp. Tính bắt mồi động vật của cá rô phi tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1-9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu ăn thực vật (rong, tảo) giảm bắt mồi động vật. Cách thức ăn lọc của cá rô phi hoàn toàn khác với các loài cá ăn lọc khác do mang của cá rô phi tiết ra nhiều chất nhầy để bắt các hạt lơ lửng tạo thành các cục nhầy dính đầy tảo, động vật phù du, vật chất hữu cơ và được cá nuốt vào thực quản. Cơ chế này có thể giúp cá bắt được những tế bào tảo nhỏ đến 5µm.Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus lọc tảo kém hiệu quả hơn các loài cá rô phi Đài Loan, O. niloticus và cá rô phi xanh O. Aureus.

Cá rô phi có thể sử dụng, tiêu hóa tốt thức ăn hoàn toàn từ nguồn gốc thực vật, tiêu hoá 30-60% đạm trong tảo và tảo Lam được tiêu hoá tốt hơn tảo Lục. Ngoài ra cá rô phi đặc biệt là loài O. niloticus có thể giúp duy trì quần thể tảo tốt qua khả năng ăn và tiêu hóa các loài tảo Lam (cả tảo đơn bào và tảo sợi), hạn chế tảo độc Nostoc sp, Annabaena sp, Oscillatoria sp thuần tảo chlorella trong ao.Sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn có nguồn gốc thực vật xảy ra trong ống tiêu  hóa có chiều dài ít nhất cũng khoảng 6 lần chiều dài thân.

Các hình thức nuôi kết hợp

Theo đánh giá của một số nhà khoa học, nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước, kiểm soát hội chứng chết sớm EMS (Early Mortality Syndrome) còn  gọi  là  chứng  hoại  tử  gan - tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) là bệnh thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú). Dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh, việc nuôi ghép cá rô phivới tôm,cá rô phi tận dụng thức ăn thừa, ổn định môi trường ao nuôi, ngăn ngừa mầm bệnh phát sinh, giảm tỷ lệ chết trên tôm nuôi, tăng năng suất đang được nhiều người dân áp dụng trong việc bố trí các mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp. Trong ao nuôi, tôm và cá rô phi sử dụng các tầng nước khác nhau. Trong ao nuôi cá rô phi có thể lọc thức ăn gồm tảo, động vật phù du và các chất hữu cơ lơ lững (bao gồm cả các vi khuẩn sống) ở tầng nước trên. Trong khi đó tôm sống và kiếm ăn ở tầng đáy. Quá trình ăn lọc tảo và môi trường sống của cá rô phi cũng làm tảo Chlorella(Tảo Chlorella có kích thước tế bào 2-8µm) phát triển mạnh hơn các loài tảo khác như Nostoc sp, Annabaena sp, Oscillatoria sp. Tảo Chlorella trong môi trường nước sản sinh ra kháng sinh Chlorellin, chính kháng sinh này có tác dụng ức chế sự phát triển của các loài vi khuẩn khác có trong nước ao nuôi. Ngoài ra cá rô phi có thể tận dụngthức ăn thừa, chất thải từ tôm làm giảm sự tích tụ chất thải trong ao nuôi. Các hình thức nuôi kết hợp gồm:

+ Nuôi cá rô phi trực tiếp trong ao tôm: Sử dụng cá đực để nuôi ghép, hạn chế việc sinh sản của cávà khi tôm đạt cỡ 3-6 g/con với mật độ tôm nuôi là 30 - 40 con/m2, thìmật độ thả cá là 1con/100 m2 với cỡ cá 50-60 g/con

+ Nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao tôm: mật độ cá rô phi 10con/m2 lồng, diện tích lồng khoảng 2% diện tích ao và nên thường xuyên vệ sinh lưới để nước được trao đổi giữa ao nuôi và bên trong lồng.

+ Nuôi cá rô phi trong ao lắng, ao chứa nước cấp cho ao nuôi tôm: mật độ cá rô phi 4- 5 con/m2; không cho cá ăn trong suốt quá trình nuôi.

+ Nuôi tôm luân canh với cá rô phinhằm cải thiện đáy ao, giảm chất thải, khí độc,và giảm sử dụng thuốc, hoá chất hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Tín hiệu tích cực từ nuôi tôm hai giai đoạn Tín hiệu tích cực từ nuôi tôm hai giai đoạn

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau triển khai mô hình nuôi tôm hai giai đoạn; mô hình nhận được nhiều tín hiệu tích cực, giúp nâng cao hiệu quả

16/01/2019
Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản nuôi Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản nuôi

Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá, ông Tỉnh cho biết nuôi cá vào mùa Đông gặp nhiều khó khăn bởi trong giai đoạn này thời tiết biến động lớn, sức đề kháng

16/01/2019
Sôi động thị trường bán lẻ thế giới Sôi động thị trường bán lẻ thế giới

Thời điểm cuối năm tại Mỹ và châu Âu diễn ra nhiều ngày lễ lớn. Từ các hãng cung cấp đến người tiêu dùng thủy, hải sản bán lẻ chính thức bước vào thời điểm bận

16/01/2019