Giá / Nuôi trâu

Phương pháp chế biến và dự trữ thân lạc làm thức ăn cho trâu bò

Phương pháp chế biến và dự trữ thân lạc làm thức ăn cho trâu bò
Tác giả: Sở KHCN Hải Dương
Ngày đăng: 23/02/2016

1. Chuẩn bị thân cây lạc:

- Thân cây lạc sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ phần gốc già (bỏ đi khoảng 10-15cm); sau đó băm nhỏ đến 3-4cm. Băm xong để hong trong bóng râm tránh bị ủng vàng, rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày.

- Khi ủ thân cây lạc cần bổ sung bột sắn, hay cám gạo hoặc ngô và muối ăn theo tỷ lệ sau: Cứ 100kg thân lá lạc cần bổ sung 6-7kg bột sắn (cám hoặc bột ngô; 0,5kg muối ăn).

2. Chuẩn bị hố ủ:

- Nên dùng hố ủ là hố dất, đắp nửa nổi, nửa chìm, ở nơi cao ráo, không có nước ngầm thấm vào, để giá thành rẻ.

- Kích cỡ hỗ ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân lá lạc cần ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1m3 sẽ ủ được 400-500kg thân lá lạc.

- Thân lá lạc ủ chua trong điều kiện không có không khí, nên cần đầm nén thật chặt; thành hố ủ cần lót lá chuối tươi, nilông cho thật kín và tránh nước ngầm thấm vào.

- Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố tròn có đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4m. Hố ủ này có dung tích 1,1m3 và ủ được khoảng 440-480kg thân lá lạc.

3. Tiến hành ủ:

- Kể từ lúc thu hoạch cây lạc đến lúc băm xong và ủ không nên để lâu quá 3-4 ngày; vì lá lạc sẽ bị ủng, hư hỏng, chất lượng thức ăn ủ sẽ giảm đi.

- Thân cây lạc không được rửa ướt, nếu có dính đất hoặc sỏi đá thì cần rũ khô loại bỏ đất đá.

- Lót kỹ đáy và thành hố ủ bằng 1-2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm áo mưa hỏng, bao tải dứa cũ hay tấm ni lông... để đất cát không lẫn vào thức ăn ủ.

- Cho từng lớp dày chừng 10-15cm, rắc đều bột sắn đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp thân cây lạc rồi dùng chân nén kỹ, nén càng kỹ càng tốt.

- Lần lượt cho các lớp khác và lại nén tương tự như nêu ở trên.

- Kinh nghiệm ở nhiều nơi với hố ủ tròn (đường kính 1m) đã giới thiệu ở trên, thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ và nặng khoảng 10kg.

Do đó ta dùng bát đong bột sắn chừng 0,6kg và rắc đều vào 1 lớp. Làm như vậy bột sắn sẽ được chia đều cho mọi lớp.

- Cứ ủ lần lượt từng lớp như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng cần chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Bởi vì nén như vậy các lớp dưới sẽ càng nén chặt hơn.

- Khi hố ủ đã thật đầy, ta che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa hoặc ni lông v.v... cho kín và lấp 1 lớp đất dày 40-50cm.

- Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ.

- Sau khi ủ 3-5 ngày để đóng ủ ngót xuống, lại cho thêm đất và đầm nén chặt. Sau đó dùng rơm rạ đánh đống phủ lên trên lớp dày 50-60cm để che mưa. Nhớ luôn kiểm tra chống chuột đào bới hố ủ.

4. Cách cho gia súc ăn:

- Ủ sau 50 - 60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) chất lượng vẫn tốt.

- Thân lá lạc ủ chua có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối, là có chất lượng tốt. Nếu thân lá lạc ủ có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi v.v... là chất lượng kém, bị hư hỏng.

- Khi cho gia súc ăn có thể gỡ bỏ lớp đất che phủ, nhưng nên lấy ra từng lớp.

- Khi lấy xong vẫn phải che kín ngay bằng nilông và dùng gạch hay củi gỗ chặn lại cho kín.

- Luôn luôn chống nước mưa thấm vào thức ăn ủ.

- Thân lá lạc ủ chua có thể dùng cho gia súc ăn dần trong 3-4 tháng mà chất lượng vẫn tốt.

Chú ý: Không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

 + Trâu bò đang cày kéo: 10-15kg và ăn thêm cỏ xanh, rơm.

+ Trâu bò trong mùa đông: 5-6kg/ngày, ăn thêm rơm, chăn thả.

Khi trâu, bò được ăn thêm thức ăn ủ chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt.


Có thể bạn quan tâm

Trị bệnh cước chân cho trâu, bò Trị bệnh cước chân cho trâu, bò

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.

23/02/2016
Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò

Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi, sống ký sinh trong máu của trâu, bò gây ra. Bệnh nhiễm qua đường máu do các loại ruồi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi hút máu trâu, bò khỏe và truyền bệnh cho chúng. Ngoài ra bệnh có thể lây la qua tiêu hóa, đường phân,… Bệnh tiên mao trùng thường phát sinh và lây lan mạnh trong mùa hè và mùa thu.

23/02/2016
Bệnh viêm khớp bê, nghé - Nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh viêm khớp bê, nghé - Nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng. Trâu, bò lớn cũng bị nhưng ít hơn.

23/02/2016