Giá / Mô hình kinh tế

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/06/2012

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Diện tích RNM được khôi phục này xem ra không thấm tháp gì, song bước đầu đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của chính quyền và người dân tỉnh Khánh Hoà.

Trồng rừng ngập mặn giúp chống biến đổi khí hậu.

Nguy cơ xoá sổ rừng ngập mặn

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý đã dẫn đến diện tích RNM (cây đước) trên địa bàn Khánh Hòa ngày càng bị thu hẹp. Trước năm 1990, toàn tỉnh có khoảng gần 2.500ha RNM thì trong 2 năm 1990 - 2000, nhiều khu RNM đã bị người dân tàn phá nặng nề để lấy đất xây dựng ao, đìa nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê, thời điểm năm 2.000, toàn tỉnh chỉ còn 25ha RNM tập trung, và RNM đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, mà còn hủy diệt các loại động, thực vật ven biển, làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn…

Khu RNM của đầm Nha Phu (xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) trước đó có khoảng 200ha rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển rầm rộ, không ít người dân nơi đây đã đưa các loại máy móc tàn phá khu rừng và biến đầm Nha Phu trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Bà Ngô Thị Thu - một người dân sống ven đầm Nha Phu (Ninh Ích) kể rằng: "Thấy người ta ồ ạt phá rừng làm đìa nuôi tôm, tôi cũng làm theo. Năm đầu, con tôm trúng mùa, thu được vài chục triệu đồng. Sau đó, các đìa tôm bắt đầu nhiễm phèn, nuôi con gì chết con nấy …".

Phục hồi môi trường sinh thái

Do nhận thức được giá trị của RNM, thời gian qua, người dân ở một số địa phương ở Khánh Hoà như thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa), thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh)… đã trồng và phục hồi một số diện tích cây ngập mặn ở các vùng ven bờ, đầm phá.

Rừng ngập mặn sẽ bảo vệ môi trường sinh thái khu vực đầm Nha Phu, tạo điều kiện cho cua, cá sinh sản; bảo vệ khu vực đìa khi mưa bão không bị sạt lở...".

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Ông Võ Đình Long - cán bộ kinh tế xã Ninh Ích cho biết: "Để khuyến khích người dân trồng mới diện tích rừng đước, xã đã chủ động giao đất, hỗ trợ con giống cho từng hộ gia đình". Đến nay, đã có khoảng 20ha diện tích rừng đước được khôi phục và trồng mới ở khu vực ven biển và trong các đìa nuôi tôm, cá của người dân khu vực đầm Nha Phu (thuộc xã Ninh Ích).

Tuy không thể so sánh như RNM nguyên sinh trước đây, nhưng từ ngày rừng đước được trồng và phát triển xanh tốt trở lại, môi trường sống cũng như hệ sinh thái ngập mặn đầm Nha Phu đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Vào những mùa mưa bão, người dân ở đây không còn cảm giác lo lắng bị sóng gió, bão lụt, thủy triều gây xói lở bờ đìa. Các loài thủy hải sản trong đầm và ở đìa nuôi tự nhiên của người dân (tôm, cua, cá…) cũng dần được phục hồi, sinh sôi, không còn bị chết hàng loạt.

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà cho biết: "Hiện nay đã có 20ha rồi, phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng thêm 30ha nữa để bảo vệ môi trường cho khu vực này tránh gió bão".

Có thể bạn quan tâm

Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó Suy Giảm Nguồn Lợi Thuỷ Sản Nỗi Lo Còn Đó

Là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trong những năm qua nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản của Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà dẫn đến hậu quả nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm ở vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng...

15/06/2012
Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

15/06/2012
Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp)

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

15/06/2012