Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Hiện nay, các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa và gieo trồng các cây màu vụ mùa cho kịp thời vụ.
Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha. Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa đảm bảo khung lịch thời vụ, phấn đấu cấy xong trà mùa trung trước ngày 5-7; hướng dẫn nông dân bón lót đủ lượng 20 kg NPK-S 5.10.3-8 cho 1 sào.
Tập trung chăm sóc ngay từ đầu để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả; đặc biệt lưu ý bệnh sinh lý sau cấy, sâu cuốn lá…
Khẩn trương liên hệ, ký kết hợp đồng mua phân chậm trả với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cung ứng kịp thời giúp nông dân giảm bớt khó khăn, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh giống, phân bón, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.