Giá / Tin thủy sản

Phụ gia thức ăn - Khắc phục hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống nhà kính

Phụ gia thức ăn - Khắc phục hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống nhà kính
Tác giả: Dũng Nguyên - Theo Aquafeed
Ngày đăng: 18/09/2020

Tôm nuôi trong hệ thống nhà kính tại Trung Quốc thường bị xanh vỏ khiến giá bán ra thị trường bị sụt giảm. Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng phụ gia thức ăn thay vì sử dụng astaxanthin tốn kém. 

Hiện tượng tôm xanh vỏ

Hệ thống nuôi tôm trong nhà kính (ISFS) khá phổ biến tại các tỉnh miền Trung và Bắc Trung Quốc với tỷ lệ vụ nuôi thành công rất cao; nhưng hiện tượng tôm xanh đang là vấn đề gây đau đầu. Tuy nhiên, một loại phụ gia thức ăn có thể giải quyết được vấn đề này.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã ghi nhận, hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống ISFS thường xảy ra khi hệ thống nuôi được có mái che trắng đục, thiếu sáng và tôm được cho ăn bằng các loại thức ăn thông thường. Tình trạng này có thể không liên quan đến dịch bệnh trên tôm, song tôm lờ đờ và vỏ mềm. Hơn nữa, giá thị trường của các loại tôm bị xanh vỏ luôn thấp hơn so các loại tôm có màu thông thường khoảng 0,2 – 0,3 USD/kg, do tôm xanh vỏ khi được nấu chín sẽ chuyển sang màu trắng hoặc hồng (Hình 1).

Màu sắc vật lý của các loại giáp xác được hình thành bởi các tế bào sắc tố. Thông qua hệ thần kinh và kiểm soát hormon, các hạt sắc tố của tế bào của tế bào sắc tố được di chuyển trong thân tôm nhanh chóng bằng kinesin (loại protein động cơ có khả năng di chuyển dọc theo các sợi vi ống) làm tăng màu đậm và bằng các vi ống tế bào chất để tạo màu sáng. Astaxanthin là sắc tố chính ảnh hưởng đến màu sắc thân tôm, tuy nhiên, tôm không tự tổng hợp được astaxanthin và chất này chỉ có thể được bổ sung bên ngoài qua thức ăn.

Astaxanthin là một loại ketocarotenoid có màu đỏ đậm, kết hợp với các protein để hình thành vô số các phân tử liên kết tế bào và tạo màu khác nhau như xanh, tía và vàng. Shigeru Okada và cộng sự đã phát hiện ra rằng, các hàm lượng caroteneprotein tạo màu xanh giữa tôm màu xám đậm và màu xanh đậm không có sự khác biệt đáng kể, nhưng carotenoids đỏ ở những con tôm màu xám đậm cao hơn 6 lần so nhóm tôm xanh đậm.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống ISFS là cơ thể tôm bị thiếu hụt astaxanthin, thiếu ánh sáng, chất lượng nước kém và tôm bị stress suốt quá trình nuôi.

Giải pháp từ phụ gia thức ăn

Hiện người nuôi tôm sử dụng Artemia hoặc kết hợp astaxanthin như phụ gia thức ăn để bổ sung astaxanthin và giải quyết các vấn đề về sắc tố trên tôm; nhưng cả hai đều tốn kém, trong khi nguồn cung Artemia còn tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt.

Hãng dinh dưỡng Nutrier tại Trung Quốc đã phát triển một loại phụ gia đặc biệt premix 971 dành riêng cho hệ thống nuôi tôm thâm canh ISFS. Phụ gia này điều chỉnh sức khỏe đường ruột của tôm, cải thiện tỷ lệ sử dụng thức ăn và tăng cường khả năng hấp thụ, kết tủa astaxanthin. Premix 971 có thể được sử dụng trong các nhà máy sản thức ăn chăn nuôi hoặc trộn với thức ăn 2 tuần trước khi thu hoạch tôm. Khâu xử lý và các điều kiện môi trường như ánh sáng thích hợp, nền bể tối, chất lượng nước tốt và tôm khỏe cũng giúp cải thiện màu sắc tôm.

Một thử nghiệm đã được thực hiện tại một hệ thống ISFS tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc với mật độ 800 tôm/m³. Thức ăn của tôm ở bể A trộn premix 971, tôm ở bể B được cho ăn khẩu phần đối chứng. Kết quả:

– Sau 7 ngày nuôi, nước ở bể A sạch hơn, chất rắn lơ lửng còn thức ăn thừa và phân giảm đáng kể trong khi nước ở bể B vẫn đục.

– Sau 3 ngày, 90% tôm xanh vỏ ở bể A chuyển sang màu sắc bình thường và màu xanh biến mất sau 7 ngày. Ở bể B không ghi nhận sự thay đổi.

– Sau 7 ngày sử dụng thức ăn chức năng với premix 971, màu thân tôm và chất lượng nước đã được cải thiện đáng kể. Lợi nhuận thuần tăng gần 20% do tôm tăng trưởng nhanh hơn, năng suất cao hơn và giá bán ra thị trường cũng cao hơn.

 


Có thể bạn quan tâm

Tăng cơ hội xuất ngoại cá rô phi Tăng cơ hội xuất ngoại cá rô phi

Được nhận định là một đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, thế nhưng, cá rô phi vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.

18/09/2020
Xuất khẩu tôm bắt đầu tăng tốc với EVFTA Xuất khẩu tôm bắt đầu tăng tốc với EVFTA

Sau khi giảm liên tục trong quý II, sang tháng 7, tháng 8, kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU lần lượt tăng mạnh.

18/09/2020
Hiệu quả nuôi tôm – lúa và luân canh tôm sú sinh thái tại Bến Tre Hiệu quả nuôi tôm – lúa và luân canh tôm sú sinh thái tại Bến Tre

Qua 1 năm thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa với diện tích 1 ha, gia đình anh Hiền thu được lãi khoảng 109 triệu đồng.

18/09/2020