Giá / Tin thủy sản

Phòng và trị một số bệnh trên cá chép

Phòng và trị một số bệnh trên cá chép
Tác giả: Ban KHKT
Ngày đăng: 05/08/2019

Hỏi: Cá chép có dấu hiệu tụ lại thành đàn, một số con đuôi bị cụt, vảy tróc, lớp da dưới vảy có màu hồng, cá bơi chậm. Xin hỏi đây là bệnh gì, biện pháp khắc phục ra sao? (Phạm Duy Hưng, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh)

Trả lời:

Theo mô tả, cá chép có thể đã mắc bệnh xuất huyết do virus. Để phòng bệnh, thường xuyên bón vôi với liều lượng 1 - 2 kg vôi bột/100 m3 nước ao. Định kỳ 15 ngày dùng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower, liều 1 kg/8.000 - 10.000 m3 nước. Biện pháp này giúp xử lý và làm sạch nước, ổn định pH, hấp thụ khí độc, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ. Cùng đó, bổ sung thêm Vitamin C khoảng 200 - 300 g cho 100 kg thức ăn, cho ăn 2 - 3 ngày liên tiếp. Để điều trị bệnh, cần xử lý nước bằng Vicato với lượng 1 kg/3.000 m3. Trước mỗi lần cho ăn khoảng 5 phút, khoanh vùng khu vực cho cá ăn sau đó rắc khoảng 3 - 4 kg muối, thực hiện mỗi ngày 1 - 2 lần. Dùng một trong các loại kháng sinh trộn vào thức ăn như Amoxicillin, Sunfamid với lượng 100 g/1 - 2 tấn cá, cho ăn 5 - 7 ngày liên tiếp. Lưu ý ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm một nửa so với ngày thứ nhất.

Hỏi: Biện pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá chép? (Trần Trọng Cường, xã Minh Thuận, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)

Trả lời:

Bệnh nhiễm khuẩn trên cá chép thường do một số vi khuẩn thuộc nhóm Aeromonas spp gây ra. Vi khuẩn gây bệnh gồm 3 chủng A. hydrophila, A. sobria và A. caviae. Đây là các loài vi khuẩn thuộc dạng tác nhân gây bệnh cơ hội, chúng chỉ gây bệnh cá chép khi có các yếu tố khác gây stress như đánh bắt làm xây xát cá, thả nuôi mật độ cao, môi trường nuôi ô nhiễm. Cá chép khi bị nhiễm khuẩn trên cơ thể xuất hiện một đám lớn màu đỏ, nhiều trường hợp bị hoại tử vây, đuôi.  

Để điều trị, cần khử trùng nước ao sau tiến hành trộn kháng sinh cho cá ăn trong 5 ngày liên tục. Sử dụng Sulfamid liều dùng 150 - 200 mg/1 kg cá/ngày hoặc thuốc KN-04-12 với liều 2 - 4 g/1 kg cá/ngày. Thuốc cần bao bọc cẩn thận vào thức ăn tránh bị tan trước khi cá sử dụng. Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng bệnh cho cá như: vệ sinh, khử trùng ao trước khi thả, cá giống phải đảm bảo khỏe mạnh, hạn chế các tác động làm cá stress. Khi đánh bắt, vận chuyển cá giống cần làm vào thời điểm mát trong ngày. Quản lý thức ăn phù hợp, tránh dư thừa và thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ có bứt phá Xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ có bứt phá

Xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm đến 12%, các doanh nghiệp kỳ vọng, 6 tháng cuối năm xuất khẩu (XK) mặt hàng chủ lực này sẽ có sự bứt phá.

05/08/2019
Một số đối tượng nuôi biển phổ biến Một số đối tượng nuôi biển phổ biến

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Viện 1), giống cá song chấm nâu (là loài cá song nuôi phổ biến nhất) đã được sản xuất đại trà.

05/08/2019
Để nuôi sông trong ao hiệu quả Để nuôi sông trong ao hiệu quả

Một vài năm gần đây, mô hình nuôi cá “sông trong ao” được áp dụng ở một số địa phương và được xem là một giải pháp công nghệ mới, mang lại năng suất, lợi nhuận

05/08/2019