Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng
Trong một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng (Alpinia galanga Linn.) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/mL của củ riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5 g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng). Kết thúc thí nghiệm cho thấy, lượng vi khuẩn Vibrio tổng và tỷ lệ nhiễm nấm trong gan và ruột tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng là rất thấp, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05).
Hơn nữa, tỷ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05) khi tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND.Được biết, vi khuẩn Vibrio và 6 loài nấm (Aspergillus flavus, A. ochraceus, A. japonicus, Penicillium sp., Fusarium sp., và Cladosporium cladosporioides) đã được phân lập và cho thấy, chúng là tác nhân của hội chứng phân trắng ở tôm. Kháng sinh đã được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều năm nhưng không hiệu quả và thường dẫn tới tình trạng dư tồn lượng thuốc trong tôm.
Như vậy, có thể kết luận rằng, chất chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng sử dụng như là một loại thuốc sinh học chống lại tác nhân gây hội chứng phân trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Trong tương lai, loại thảo dược này có thể được dùng để thay thế cho các loại hóa dược sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Cá ngạnh được coi là đặc sản cá nước ngọt do thịt mềm, ít xương dăm, thơm ngon và có giá trị kinh tế cao.
Cá leo là đối tượng nuôi có giá thương phẩm cao, nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, thích nghi tốt điều kiện sinh thái các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ.
Cá song vua, loài cá khổng lồ nhất trong các loài cá song, có chất lượng thịt thơm ngon, đã được các nhà khoa học của Trung tâm Giống Hải sản miền Bắc, nghiên cứu cho sinh sản thành công. Vậy đây là loài cá gì? Giá trị thương phẩm ra sao?