Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá
Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I) tổ chức thu mẫu nước tại khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết (Thanh Miện), Tái Sơn, Minh Đức (Tứ Kỳ).
Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước và vi khuẩn gây bệnh cho cá nằm trong giới hạn cho phép, các hộ nuôi trồng thuỷ sản chủ động trong công tác xử lý môi trường và phòng, trị bệnh cho cá. Theo nhận định của Chi cục Thủy sản tỉnh, trong các tháng 9, 10 và 11, dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ao nuôi cá chuẩn bị cho thu hoạch, mật độ cá nuôi và sản lượng lớn. Các hộ nuôi thủy sản cần sử dụng chế phẩm sinh học, xử lý nước bằng hoá chất diệt trùng nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong nước ao nuôi, tăng cường thêm nước, thay nước mới.
Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi thay cho thức ăn tự chế, quản lý lượng thức ăn vừa đủ, không để dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước; không thải trực tiếp phân lợn tươi xuống ao. Dừng bón phân trước khi thu hoạch cá 1 tháng để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường thay nước mới...
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm rất mạnh. Chiều 20-6, giá cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, đây là mức giá rất thấp trong nhiều năm qua, khiến người nuôi chịu lỗ 4.000 - 5.000 đồng/kg
Ngành sản xuất chế biến cá tra tạo ra sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn khi cả người nuôi và doanh nghiệp đều lâm cảnh khó, lại chưa gắn kết bền vững với nhau! Trong bối cảnh người nuôi thua lỗ lớn, doanh nghiệp thiếu vốn, cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh... thì mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỉ USD năm 2012 là một thách thức!
Với thu nhập mỗi năm từ 400-500 triệu đồng, chị Phạm Thị Thanh ở xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang là địa chỉ cho nhiều nông dân tìm đến học hỏi.