Giá / Mô hình kinh tế

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/06/2012

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Sáng 22/6, tại Ba Vì, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề phát triển thanh long ruột đỏ tại các tỉnh phía Bắc.

Tham dự có đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các viện nghiên cứu và các tỉnh có diển tích trồng cây thành long lớn trên cả nước.

Theo các chuyên gia, thanh long là cây trồng có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trong 11 loại cây ăn quả có thế mạnh xuất khẩu ở nước ta. Hiện cả nước có khoảng 23.000 ha trồng cây thanh long, tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ước khoảng 60 triệu USD, tăng 36,7% và 53,4% so với năm 2008 và 2009. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Chi lê cho phép thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào các nước này.

Thanh long ruột đỏ được đưa về trồng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 2001 và được trồng khảo nghiệm ở 3 điểm: Trâu Quỳ (Gia Lâm), Kim Quan (Thạch Thất, Hà Nội) và Phủ Quỳ (Nghệ An). Kết quả trồng khảo nghiệm cho thấy, cây thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; ra hoa nhiều đợt trong năm, từ tháng 4 đến tháng 10 nên có thể rải vụ thu hoạch, tiềm năng cho năng suất cao.

Có thể bạn quan tâm

Kinh Ngạc Hai Giống “Siêu Khoai Lang” Kinh Ngạc Hai Giống “Siêu Khoai Lang”

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) vừa tiết lộ hai giống khoai lang có khả năng cho năng suất “khủng”, tới 70 – 80 tấn/ha, canh tác tốt sẽ đạt 100 tấn/ha.

23/06/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Biển Ở Nghĩa Hưng (Nam Định) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Biển Ở Nghĩa Hưng (Nam Định)

Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.

23/06/2012
Nghề Nuôi Lươn Đã Thật Sự Giúp Giảm Nghèo Nghề Nuôi Lươn Đã Thật Sự Giúp Giảm Nghèo

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.

23/06/2012