Phát Hiện Công Ty Sản Xuất Thuốc Thủy Sản Dùng Xử Lý Ao Nuôi Tôm Giả
Lúc 10 giờ ngày 8-4-2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ (PC46) đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH thuốc thú y thủy sản Hoàng Lâm (ở tổ 7, khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy) do Lê Hoàng Nhựt (SN 1970) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.
Qua kiểm tra, phát hiện công ty sản xuất sản phẩm thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm, thuốc diệt tảo DRC, thuốc diệt rong DRT... giả; công ty sản xuất không công bố chất lượng sản phẩm, sản xuất không đúng địa chỉ đăng ký kinh doanh, không ghi tem nhãn... Đặc biệt đối với thuốc diệt tảo và diệt rong công ty sản xuất nhưng dán nhãn hiệu của công ty Thuận Thành (ở Sa Đéc, Đồng Tháp).
Lực lượng đã thu giữ tại nơi sản xuất khoảng 700kg thành phẩm thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm và 715 chai thuốc các loại; 2 thùng tem nhãn, bao bì, và 220 vỏ chai các loại. Ngoài ra, lực lượng còn thu giữ 31 thùng loại 30 kg/thùng và 200 thùng bê loại 5kg thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm trên xe đang chuẩn bị giao hàng của công ty.
Theo khai nhận ban đầu của ông Nhựt, công ty sản xuất thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm dưới hình thức thủ công, dùng thùng trộn bê tông để trộn; người làm công không có bảo hộ lao động. Công ty nằm giữa ruộng để cơ quan chức năng khó phát hiện và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không lưu trữ hàng tại kho.
Công ty không mở sổ sách theo dõi, không có chứng từ. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Tây như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu...
Vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm
"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.
Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày
Nhiều nông dân sản xuất hoa màu đều cho rằng khổ qua là giống “khó ăn” nhất vì lá và trái thường bị sâu bệnh, dễ héo dây và thối rễ