Phát Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 27-3, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 54 năm thành lập ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2013).
Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù khó khăn về ngư trường, phương tiện đánh bắt nhưng sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng 4% - 5% năm. Nuôi trồng thủy sản trở thành nghề sản xuất có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh. Nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao trên cát, đạt doanh thu 5 - 7 tỷ đồng/1 ha. Năm 2012, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả tỉnh đạt 15.800 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh.
Sau lễ phát động, ngành tổ chức lễ thả 6 tạ cá giống truyền thống các loại nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và đây còn là dịp tuyên truyền đến các tầng lớp người dân về ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Dưới đây là những hình ảnh phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

"Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay", đó là nhận định của một người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang trong điều kiện giá cá điêu hồng hiện ở mức 35.000 đồng/kg, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng

Giống chè TB 14, Giống chè LD 97, Giống chè LDP1, Giống Keo Am Tích, Giống Phúc Vân Tiên

Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li