Giá / Tin nông nghiệp

Phân bón Lâm Thao chiếm trọn niềm tin của nông dân xứ vải

Phân bón Lâm Thao chiếm trọn niềm tin của nông dân xứ vải
Tác giả: Thu Hà
Ngày đăng: 06/04/2016

Cầu nối giữa DN với ND

Ông Nguyễn Văn Đê – Chủ tịch Hội ND xã Lương Phong (Hiệp Hòa, Bắc Giang) cho biết: “Trong những năm qua, Hội ND xã Lương Phong đã thực hiện tốt công tác phối hợp các DN sản xuất, kinh doanh uy tín để cung ứng phân bón đảm bảo chất lượng cho bà con ND kịp thời sản xuất. Việc làm này đã tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hội viên, ND với các DN kinh doanh uy tín trên địa bàn, tạo niềm tin cho ND với các sản phẩm phân bón, hội viên ND ngày càng tin tưởng vào tổ chức Hội ND…”.

Theo ông Đê, hiện nay các loại phân bón lưu thông trên thị trường phong phú về chủng loại, nhãn mác, trong đó có không ít phân bón kém chất lượng đang được bán trôi nổi trên thị trường. Rất nhiều hội viên, ND hoang mang, lo lắng bởi với “ma trận” phân bón như hiện nay, bà con khó có thể phân biệt, nhận biết được các sản phẩm phân bón uy tín, chất lượng.

“Hội viên, ND rất cần một “kênh” phân phối trực tiếp với những nhãn hiệu phân bón có chất lượng. Nhiều năm nay, Hội ND xã Lương Phong đã phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang tại chi nhánh Hiệp Hòa để phân phối trực tiếp đến tay ND với những nhãn hiệu phân bón có chất lượng. Trước mỗi mùa vụ, khi có giá bán từ phía công ty, Hội ND xã sẽ thông báo bảng giá từng loại phân bón đến từng chi hội trưởng và thông báo trên loa đài địa phương. Bất kỳ hội viên, ND nào có nhu cầu mua phân bón đăng ký với Hội ND xã, chúng tôi sẽ có trách nhiệm đứng ra mua phân bón cho họ. Sau đó Hội ND xã và các chi hội trưởng đứng ra tổ chức cung ứng phân và có trách nhiệm thu tiền gửi trả phía công ty đầy đủ” -ông Đê chia sẻ.


Các cấp Hội ND tỉnh Bắc Giang thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng và hướng dẫn ND sử dụng. Ảnh: Đ.T

Bà Hoàng Thị Phương – Chủ tịch Hội ND huyện Hiệp Hòa thông tin: Năm 2015, Hội ND các xã, thị trấn đã phối hợp Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang chi nhánh Hiệp Hòa cung ứng hơn 1.500 tấn phân bón các loại cho hội viên, ND kịp thời sản xuất. “Về phía hội viên, ND họ hiểu rằng tham gia sinh hoạt hội không chỉ có nghĩa vụ mà họ còn có quyền lợi đi kèm là được các cấp Hội ND chăm lo cho đời sống của bà con, như Hội đứng ra tín chấp vay vốn, mua phân bón trả chậm, tập huấn, dạy nghề, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản” - bà Phương khẳng định.

Đa số bà con ND xã Lương Phong đều chọn mua phân bón theo hình thức trả chậm, tức là ND sẽ được cung ứng đầy đủ lượng phân bón cho cây trồng nhưng không phải thanh toán tiền ngay từ đầu vụ mà sẽ trả sau khi thu hoạch nông sản.

Theo ông Đê, so sánh giá cả phân bón trả ngay với giá cả phân bón trả chậm chênh lệch nhau không đáng kể nên không chỉ hộ nghèo mà các hộ khá giả cũng chọn mua phân bón trả chậm. Hàng năm Hội ND xã Lương Phong phối hợp Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang tại chi nhánh Hiệp Hòa cung ứng khoảng 200 tấn phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho bà con ND.

Là lãnh đạo đơn vị có nhiều năm kinh doanh phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, ông Nguyễn Văn Mạnh – Giám đốc Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang chi nhánh Hiệp Hòa cho biết: Trong năm 2015, Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang chi nhánh Hiệp Hòa đã cung ứng cho bà con ND trên địa bàn huyện Hiệp Hòa hơn 8.000 tấn phân bón các loại, trong đó chiếm đến hơn 6.000 tấn phân bón là của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Ngoài việc bán phân bón trả chậm, hàng năm phía Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang chi nhánh Hiệp Hòa còn phối hợp các Hội ND xã, thị trấn mở trên 50 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách sử dụng phân bón đúng cách và hiệu quả, cách phân loại phân bón thật, giả, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên từng loại cây trồng cho bà con ND trên địa bàn huyện. “Nhờ thực hiện chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng với các cấp Hội ND, nên nhiều năm qua công ty đã tạo được niềm tin tưởng và sự ủng hộ nhiệt tình của rất nhiều hội viên, ND trên địa bàn” -ông Mạnh khẳng định.

Nông dân phấn khởi

Ông Nguyễn Văn Sen ở thôn Chùa, xã Lương Phong cho biết, ông có 5 sào lúa và 2 sào đất vườn trồng bưởi Diễn, nhiều năm nay đều sử dụng phân bón supe lân và NPK của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. “Để cây trồng có năng suất và chất lượng cao, việc chăm sóc, chọn đúng loại phân bón rất quan trọng. Các cấp Hội ND phối hợp các DN uy tín làm được chương trình này ND chúng tôi rất phấn khởi vì không bị các đại lý bên ngoài ép giá, yên tâm về chất lượng phân bón, lại được trả chậm để canh tác tốt hơn” - ông Sen phấn khởi nói.

Năm 2015, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp tích cực với các DN sản xuất phân bón có uy tín trên địa bàn tỉnh thực hiện cung ứng hơn 16.000 tấn phân bón cho bà con ND chăm bón cây trồng”.

Ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Bắc Giang

Với 6 sào trồng bưởi Diễn, ông Nguyễn Trung Đại (thôn Vân An) là một trong những người có diện tích trồng bưởi nhiều nhất xã. Từ trồng bưởi, mỗi năm gia đình ông Đại có khoản thu hơn 200 triệu đồng/năm.

Ông Đại vui vẻ nói: “Hiệu quả kinh tế từ cây bưởi Diễn khá cao so với cây trồng khác. Để cây bưởi có năng suất cao, ngoài cung cấp lượng nước vừa đủ thì việc bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây rất quan trọng. Mỗi năm tôi sử dụng hơn 4 tạ phân bón NPK để bón thúc hoa, bón thúc quả và bón sau thu hoạch cho bưởi”.

Những  năm qua, UBND xã Lương Phong luôn khuyến khích nhân dân cải tạo vườn tạp, phá bỏ các loại cây ăn quả kinh tế thấp sang trồng bưởi Diễn. Hiện, toàn xã có khoảng 100ha bưởi Diễn, trong đó có 70ha đang cho thu hoạch ổn định. Năm 2015 giá trị thu nhập từ bưởi toàn xã đạt khoảng hơn 21 tỷ đồng. Để giúp người trồng bưởi trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm, Hội ND xã Lương Phong đã thành lập Tổ hợp tác trồng bưởi Diễn với 100 thành viên tham gia”.

Anh Nguyễn Văn Ước-thành viên Tổ hợp tác trồng bưởi Diễn chia sẻ: “Tôi và các hộ trong nhóm đã quen sử dụng phân supe lân và phân bón NPK Lâm Thao, thấy rất hiệu quả”.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ một gia trại nuôi gà Đông Tảo Triển vọng từ một gia trại nuôi gà Đông Tảo

Từ những cặp gà giống Ðông Tảo thuần chủng được tuyển chọn ở trại giống tại tỉnh Bình Phước, sau 5 năm chăm sóc nhân giống, đến nay ông Tôn Văn Cầu, ở thôn Thiện Ðức Bắc - xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã nâng quy mô đàn lên 300 con.

06/04/2016
Lục Nam (Bắc Giang) nuôi vịt an toàn sinh học Lục Nam (Bắc Giang) nuôi vịt an toàn sinh học

Năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học tại các xã: Bắc Lũng, Yên Sơn, Lan Mẫu với quy mô khoảng 3 nghìn con.

06/04/2016
Biện pháp hạn chế tác hại của hạn mặn đến đàn vật nuôi Biện pháp hạn chế tác hại của hạn mặn đến đàn vật nuôi

Khi sử dụng nước bị nhiễm mặn, đàn vật nuôi bị rối loạn tiêu hóa đưa đến tiêu chảy. Nếu sử dụng nước có độ mặn vượt ngưỡng chịu đựng của vật nuôi trong thời gian dài có thể gây ngộ độc và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bệnh về thận.

06/04/2016